Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập Quan hệ Ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản và Festival Áo Bà ba -Hậu Giang 2023, chiều 25/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Hậu Giang, đầu bếp nổi tiếng Nhật Bản Kazuhiro Matsuishi đã trình diễn xử lý, chế biến các món ăn từ lươn và cá thát lát (còn gọi là thác lác).

Đầu bếp Nhật Bản chế biến shushi từ lươn và cá thát lát Việt Nam

Đầu bếp Nhật Bản chế biến shushi từ lươn và cá thát lát Việt NamĐầu bếp Kazuhiro Matsuishi xử lý cá thát lát sống làm món sushi cá thát lát. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập Quan hệ Ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản và Festival Áo Bà ba -Hậu Giang 2023, chiều 25/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Hậu Giang, đầu bếp nổi tiếng Nhật Bản Kazuhiro Matsuishi đã trình diễn xử lý, chế biến các món ăn từ lươn và cá thát lát (còn gọi là thác lác).

Ông Kazuhiro Matsuishi đã xử lý cá thát lát sống và thái lát để mọi người cùng thưởng thức, cảm nhận hương vị của loại cá này khi chấm với gia vị của Nhật Bản.

Thông qua việc xử lý, chế biến cá thát lát và lươn, ông Kazuhiro Matsuishi đã giới thiệu về nghệ thuật thưởng thức các món ăn này của người Nhật Bản. Ông bày tỏ mong muốn đóng góp vào sự phát triển của ngành ẩm thực Việt Nam bằng phương pháp xử lý cá đúng kỹ thuật, cung cấp những món ăn ngon, an toàn cho khách hàng; nhất là việc xử lý đúng kỹ thuật để giữ được độ tươi ngon của cá và tối đa hóa chất lượng nguyên liệu, quản lý an toàn vệ sinh và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

Tại buổi trình diễn, ông Kazuhiro Matsuishi cũng giới thiệu phương pháp đông lạnh cá tươi do ông tự nghiên cứu. Phương pháp này giúp đông lạnh cá mà không làm tổn thương cấu trúc mô. Cá sau khi rã đông và đưa vào chế biến vẫn giữ hương vị tươi ngon, cảm giác khi ăn hoàn toàn như cá tươi.

Ông Kazuhiro Matsuishi, 53 tuổi, sinh ra và lớn lên tại thành phố Kurume, tỉnh Fukuoka, miền Nam Nhật Bản. Ông có 34 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ẩm thực và đầu bếp và là bếp trưởng Nhà hàng Sokichi, kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần Yoshimasa (Nhật Bản).

"Trong tương lai, tôi muốn tăng cường hợp tác với các ngành nghề liên quan và các cơ quan nghiên cứu để phổ biến rộng rãi phương pháp đông lạnh cá tại Việt Nam, nơi có nguồn nguyên liệu cá phong phú và chất lượng cao; đồng thời mở chương trình huấn luyện, đào tạo về kỹ thuật xử lý cá để giúp các đầu bếp học và thực hành phương pháp xử lý đúng kỹ thuật. Từ đó, các đầu bếp chế biến các món ăn đạt chất lượng cao và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm," ông Kazuhiro Matsuishi cho biết.

Đầu bếp Nhật Bản chế biến shushi từ lươn và cá thát lát Việt NamÔng Đồng Văn Thanh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang tặng sản phẩm OCOP của Hậu Giang cho đầu bếp Nhật Bản. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)

Cá thát lát là một trong những nông sản chủ lực, đặc trưng của Hậu Giang và đã được bảo hộ độc quyền nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm “Cá thát lát Hậu Giang.”

Loài cá này khi nuôi tại vùng đất Hậu Giang không chỉ cho sản lượng nuôi đạt cao mà chất lượng thịt cũng ngon hơn, đặc trưng hơn các vùng khác.

Hiện Hậu Giang là tỉnh có diện tích nuôi cá thát lát lớn nhất cả nước với gần 100ha. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, diện tích nuôi cá thát lát đạt hơn 150ha./.

(TTXVN/Vietnam+)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]