Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-20230, giai đoạn I từ năm 2021-2025 (gọi tắt Chương trình 1719). Tại Thanh Hóa, sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình đã và đang góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào DTTS&MN; đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống của Nhân dân. Phóng viên Báo Thanh Hóa đã trao đổi với ông Mai Xuân Bình, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh về nội dung này.
Ông Mai Xuân Bình, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh. Ảnh: Minh Hiếu
PV: Xin ông cho biết việc triển khai thực hiện các chương trình MTQG nói chung, Chương trình 1719 nói riêng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa?
Ông Mai Xuân Bình: Nhằm triển khai hiệu quả các chương trình MTQG, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025; các huyện, xã đã thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo tạo sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chương trình giữa các cấp, các ngành. Trên cơ sở các văn bản về quản lý, điều hành thực hiện các chương trình MTQG của Trung ương, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các văn bản quy định kịp thời, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân.
Đối với Chương trình 1719, sau khi Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 và hằng năm. Bên cạnh đó, UBND tỉnh ban hành các kế hoạch để thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc chương trình. Công tác tuyên truyền, vận động người dân được đẩy mạnh, góp phần giúp đồng bào nắm bắt được ý nghĩa, nội dung chương trình. Công tác huy động các nguồn lực ngoài nguồn vốn ngân sách để thực hiện Chương trình 1719 được tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện bằng nhiều hình thức, nhiều giải pháp, nhất là trong huy động nguồn vốn xã hội hóa. Kết quả huy động nguồn lực thực hiện Chương trình 1719 giai đoạn 2021-2024 ước đạt khoảng 2.008.173 triệu đồng. Ngày 16/02/2024, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 2112/UBND-THKH về việc giao tham mưu triển khai thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình MTQG.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với UBND các huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan, tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định phân bổ, điều chỉnh kế hoạch vốn năm 2024 (bao gồm cả phần vốn năm 2023 chưa phân bổ chi tiết) từ các nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần thuộc Chương trình 1719 không còn đối tượng hỗ trợ hoặc không đủ điều kiện giải ngân để điều chỉnh bổ sung cho các nội dung, tiểu dự án, dự án thành phần khác có nhu cầu và khả năng giải ngân nhanh.
PV: Nhờ huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, Chương trình 1719 đã và đang đạt được những kết quả nổi bật nào, thưa ông?
Ông Mai Xuân Bình: Sau 4 năm triển khai thực hiện Chương trình 1719, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành một số chỉ tiêu với kết quả tích cực như: Giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS&MN năm 2023 là 5,26% (mục tiêu là 3%); 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi, học sinh tiểu học trong độ tuổi đến trường 100%; Tỷ lệ học sinh học trung học cơ sở đến trường 98,8%; Tỷ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng 95%; Tỷ lệ thôn có đội văn hóa, văn nghệ (CLB) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng 62%; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 13,5%...
Bên cạnh những kết quả đạt được, một số chỉ tiêu đạt thấp, dự báo khó có khả năng đạt được mục tiêu đến năm 2025 đã đề ra, như: Thu nhập bình quân đầu người khu vực miền núi mới đạt 39,605 triệu đồng (mục tiêu là 66,2 triệu đồng). Đến nay có 3 xã ra khỏi xã đặc biệt khó khăn (mục tiêu là 10 xã).
Đối với nguồn vốn đầu tư phát triển, nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình 1719 giai đoạn 2021-2025 chưa đảm bảo tổng nhu cầu kinh phí thực hiện chương trình của địa phương, do đó cơ sở hạ tầng mặc dù đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của vùng đồng bào DTTS&MN. Nhiều công trình được đầu tư từ giai đoạn trước đến nay đã hư hỏng, xuống cấp hoặc có quy mô nhỏ cần được sửa chữa, nâng cấp. Một số dự án thuộc Chương trình 1719 trong quá trình triển khai còn gặp khó khăn như: Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt”; Dự án 3 “Phát triển sản xuất nông lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị”; Dự án 5 “Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”; Dự án 7 “Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em”; Tiểu Dự án 1, Dự án 9 “Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù”.
PV: Từ khó khăn nêu trên, Thanh Hóa đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp nào nhằm tiếp tục thực hiện tốt Chương trình 1719?
Ông Mai Xuân Bình: Tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình, nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình, để tiếp tục tạo chuyển biến rõ nét, thực chất, phấn đấu hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.
Thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quá trình tổ chức thực hiện; bố trí, huy động, phân bổ, sử dụng, lồng ghép nguồn lực. Trong đó nguồn lực Nhà nước giữ vai trò quan trọng, quyết định; đầu tư theo hướng ngân sách Nhà nước đầu tư cho các nội dung, hoạt động trọng tâm, có sức lan tỏa và các công trình không có khả năng thu hồi vốn; huy động nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ. Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi và hướng dẫn, hỗ trợ sử dụng hiệu quả vốn vay để phát triển kinh tế.
Công tác thông tin tuyên truyền, vận động phải được tăng cường và thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với đối tượng, địa bàn để người dân nắm bắt kịp thời về ý nghĩa, mục đích, sự cần thiết của chương trình. Có như vậy người dân mới trở thành những nhân tố tích cực tham gia góp sức vào việc thực hiện chương trình cũng như có ý thức trong việc quản lý, sử dụng các công trình đầu tư một cách có hiệu quả. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình triển khai thực hiện từ khâu chuẩn bị đến thực hiện dự án; nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu để giải quyết, xử lý, khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện, góp phần triển khai thực hiện Chương trình 1719 giai đoạn 2026-2030.
Xin cảm ơn ông.
Ngọc Huấn (thực hiện)
{name} - {time}
-
2025-01-12 15:56:00
Chữa lành
-
2025-01-12 11:23:00
Hồn quê trong chợ tết
-
2024-12-23 11:32:00
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở huyện Như Xuân
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Con ốc cũng nói nên câu chuyện
Có trường đại học cho sinh viên nghỉ Tết Nguyên Đán 2025 gần 2 tháng
Hạt “vàng” vùng cao
Cây cam, cây quýt ở vùng cao xứ Thanh
Dự báo thời tiết 23/12 : Bắc bộ có nơi dưới 10 độ, từ Trung Trung bộ trở vào mưa lớn
Bản tin Tài chính 23/12: Giá vàng bật tăng trong tuần mới?
Nhà thờ Chính tòa và Tòa Giám mục Thanh Hóa trang hoàng chào đón Giáng sinh
“Ðâu cần bộ đội có, đâu khó có bộ đội”: Thắm đượm nghĩa tình quân dân