(vhds.baothanhhoa.vn) - Là tổ chức đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, phụ nữ và là thành viên Ban Chỉ đạo 138 tỉnh, Hội LHPN tỉnh luôn xác định công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội nói chung, công tác phòng, chống mua bán người nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác hội và phong trào phụ nữ.

Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống mua bán người

Là tổ chức đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, phụ nữ và là thành viên Ban Chỉ đạo 138 tỉnh, Hội LHPN tỉnh luôn xác định công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội nói chung, công tác phòng, chống mua bán người nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác hội và phong trào phụ nữ.

Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống mua bán ngườiHội LHPN tỉnh tổ chức thi rung chuông vàng tìm hiểu, nâng cao hiểu biết cho hội viên, phụ nữ về phòng, chống mua bán người và các tệ nạn xã hội.

Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội tổ chức nhiều hoạt động tập trung cho công tác phòng, chống mua bán người tại cộng đồng. Hội xác định loại tội phạm mua bán người diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, tính chất nghiêm trọng, phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi; nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em... Các cấp hội đã tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các ngành liên quan, nhất là lực lượng công an, bộ đội biên phòng để truyền thông, xây dựng các chương trình, mô hình cụ thể, đạt hiệu quả. Hội đã chỉ đạo, hướng dẫn các cấp hội đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, như lồng ghép sinh hoạt chi hội, câu lạc bộ, tọa đàm, giao lưu, truyền thông, diễn đàn, cuộc thi tìm hiểu pháp luật...; tổ chức “Phiên chợ vùng cao - Biên giới an toàn, không tội phạm mua bán người”; thường xuyên rà soát thống kê, nắm danh sách những đối tượng phụ nữ hoàn lương, phụ nữ bị buôn bán trở về để tổ chức thăm hỏi, phân công hội viên nòng cốt nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tìm hiểu hoàn cảnh và xây dựng kế hoạch giúp đỡ. Đồng thời, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người, trên cơ sở đó kiến nghị, đề xuất với các bộ, ngành điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với cộng đồng.

Hàng năm, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức diễn đàn, truyền thông phòng, chống mua bán người quy mô cấp tỉnh tương đối hiệu quả để hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng chống mua bán người 30/7”, giao lưu, chia sẻ xây dựng các mô hình truyền thông, tiểu phẩm về phòng, chống mua bán người, nhằm nâng cao nhận thức cho hội viên, phụ nữ và người dân. Hội LHPN tỉnh ký kết biên bản ghi nhớ với Hội Phụ nữ tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào) trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, nhằm tăng quyền năng kinh tế và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ em vùng giáp biên của hai tỉnh. Qua đó nâng cao nhận thức cho chị em, không di cư tự do, tỉnh táo trước những cám dỗ của các loại tội phạm, trong đó có nạn mua bán người qua biên giới.

Từ năm 2022 đến nay, Hội LHPN tỉnh triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em” tại 13 huyện miền núi và huyện có xã miền núi. Dự án đã hỗ trợ xây dựng các mô hình, triển khai nhiều hoạt động phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Ngoài ra, hàng năm cấp phát 35.000 cuốn Thông tin phụ nữ Thanh Hóa có các nội dung liên quan đến phòng, chống tội phạm, tội phạm mua bán người cho các chi hội cơ sở. Thành lập và phát huy có hiệu quả Trung tâm Tư vấn pháp luật tỉnh, Trung tâm Tư vấn - hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (nay là Trung tâm Hỗ trợ và phát triển phụ nữ Thanh Hóa) để giúp chị em nhận diện chính xác thủ đoạn của tội phạm mua bán người, phòng tránh bị lừa gạt mua bán sang nước ngoài...

Hội LHPN cấp huyện, cấp cơ sở hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc; tổ chức diễn đàn về chủ đề phòng, chống mua bán người; duy trì và nhân rộng các loại hình, mô hình về phòng, chống tội phạm mua bán người có hiệu quả tại các địa phương, đơn vị, như: Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, câu lạc bộ “5 không, 3 sạch”, “Làng quê/khu phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em”, “Thủ lĩnh của sự thay đổi”, “Tổ truyền thông cộng đồng”, “Đường dây nóng phát hiện và tố giác tội phạm”... Cùng với đó, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể hỗ trợ và tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho nạn nhân trở về làm việc, ổn định cuộc sống.

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Ngô Thị Hồng Hảo cho biết: Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức để chuyển biến về hành động cho hội viên, phụ nữ rất quan trọng. Do đó, hội tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về phòng, chống mua bán người tại cộng đồng. Đồng thời tạo điều kiện cho nạn nhân bị mua bán được tham gia các chương trình, tiếp cận chính sách hỗ trợ vay vốn, đào tạo nghề. Hội sẽ luôn đồng hành cùng các chị trong quá trình xây dựng lại cuộc sống. Chúng tôi khuyến cáo chị em hãy luôn cảnh giác, đề phòng trước những thủ đoạn tinh vi. Nếu chị em di cư lao động ra khỏi địa phương luôn nhớ địa chỉ và số điện thoại tin cậy của chính quyền, cơ quan, tổ chức, người thân... để có thể liên hệ giúp đỡ khi cần thiết.

Bài và ảnh: Minh Trang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]