(vhds.baothanhhoa.vn) - Trên địa bàn TP Thanh Hóa hiện tồn tại nhiều điểm ngập úng cục bộ mỗi khi mưa lớn, có nơi ngập sâu đến 0,7 m, thời gian ngập kéo dài cả giờ đồng hồ. Nhằm khắc phục tình trạng trên, UBND thành phố Thanh Hóa đã khảo sát, đưa ra phương án phòng, chống ngập trước mùa mưa năm 2022.

Để giảm ngập úng do nước mưa trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Trên địa bàn TP Thanh Hóa hiện tồn tại nhiều điểm ngập úng cục bộ mỗi khi mưa lớn, có nơi ngập sâu đến 0,7 m, thời gian ngập kéo dài cả giờ đồng hồ. Nhằm khắc phục tình trạng trên, UBND thành phố Thanh Hóa đã khảo sát, đưa ra phương án phòng, chống ngập trước mùa mưa năm 2022.

Để giảm ngập úng do nước mưa trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Để giảm thiểu tình trạng ngập úng vào mùa mưa, thành phố Thanh Hóa đã đưa ra nhiều giải pháp.

Những vị trí mưa là ngập

Theo thống kê của UBND TP Thanh Hóa, trong khu vực đô thị hiện nay có hàng chục điểm ngập úng. Đơn cử, tại khu vực quảng trường Lam Sơn, đường Phan Chu Trinh thường xảy ra ngập lụt khi có mưa lớn do hệ thống tiêu thoát nước chậm. Đặc biệt, có đoạn ngập sâu đến 0,7 m, thời gian ngập đến cả giờ đồng hồ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do điểm đấu nối của cống đường Hồ Xuân Hương vào Hồ Thành bị cản trở dòng chảy. Bên cạnh đó, trong hố ga cuối đường Lý Nhân Tông nối ra Hồ Thành có lưới thép chắn tại cửa cống, rác thải ùn ứ ảnh hưởng đến tốc độ thoát nước mưa của đường Phan Chu Trinh…

Điểm ngập úng trên QL1A đoạn từ đường nối với đường Nguyễn Trãi đến đường nối với đường Tô Vĩnh Diện xảy ra ngập từ 0,3 m - 0,7 m khi có mưa lớn và thời gian ngập từ 30 - 40 phút. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập úng là do khu vực này chưa có hệ thống thu gom nước mưa riêng biệt, hệ thống rãnh dọc đường (thu nước mưa và nước thải của các hộ dân) đã đầu tư, xây dựng từ lâu, khi có mưa lớn nước mưa thoát đáp ứng không kịp.

Riêng tại điểm ngập khu dân cư phố Phú Thọ 3, phường Phú Sơn, nguyên nhân khu vực này bị ngập bởi mương tiêu từ hạ lưu xuống cống qua đường CSEDP chảy ra sông nhà Lê đoạn qua mặt bằng khu đô thị Núi Long đã bị san lấp để thực hiện dự án. Mặc dù đã có mương dẫn dòng tạm, nhưng tiết diện mương nhỏ, lâu ngày không được nạo vét, dẫn đến không đảm bảo thoát nước. Mặt khác, công trình xử lý ngập úng khu dân cư phố Phú Thọ 3 do ban QLDA đầu tư xây dựng số 1 làm chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thiện.

Trong khi đó, điểm ngập úng tại khu phố Thành Yên, phường Quảng Thành tồn tại lâu nay do có nhiều dự án hạ tầng khu dân cư mới đang triển khai như: Về phía đông khu phố có các dự án, mặt bằng quy hoạch tái định cư 3446 giai đoạn 2, 3; dự án hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở và thương mại Nam SOS. Trong khi đó, phía Tây khu phố là mặt bằng quy hoạch 584.

Nguyên nhân do hiện trạng các mặt bằng quy hoạch đều có nền cao hơn khu dân cư hiện trạng, cùng với đó là hệ thống tiêu thoát nước chưa kết nối đồng bộ giữa khu dân cư cũ và khu dân cư mới dẫn đến ngập úng vào mùa mưa.

Nỗ lực khắc phục ngập úng

Được biết, để giải quyết những bất cập nêu trên, UBND TP Thanh Hóa đã chỉ đạo các phòng, ban lập đề xuất các dự án thoát nước đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Mặt khác, chỉ đạo thực hiện đầu tư đồng bộ hệ thống thoát nước khớp nối giữa khu dân cư hiện trạng với các khu đô thị mới theo các quy hoạch thoát nước đã được phê duyệt.

Để giảm ngập úng do nước mưa trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Tuyến phố Thành Yên, phường Quảng Thành có hiện trạng thấp hơn các mặt bằng khu dân cư mới xung quanh dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ vào mùa mưa.

Đầu tư, xây dựng một số tuyến thoát nước chính (tuyến cống thoát nước cấp 1) của thành phố để khớp nối với các tuyến, cống hiện có của dự án cải thiện môi trường đô thị miền Trung - Tiểu dự án Thanh Hóa, dự án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội TP Thanh Hóa (dự án CSEDP). Cùng với đó, thực hiện nạo vét toàn diện các tuyến cống thoát nước cấp 1 trên địa bàn thành phố, đồng thời tiếp tục báo cáo cơ quan thẩm quyền cấp trên để triển khai dự án tiêu úng Đông Sơn (giai đoạn 2) nhằm mục đích nạo vét nạo vét toàn diện hệ thống các sông đào hiện có như sông Nhà Lê, sông Hạc, sông Thống Nhất và kênh Vinh.

Bên cạnh đó đầu tư kinh phí xây dựng trạm bơm, tiêu hệ thống kênh Vinh (tại Âu thuyền) để bơm nước ra sông Mã trong trường hợp nước sông Mã dâng cao, không thể mở cửa cống để tiêu thoát nước.

Ông Trịnh Anh Nhân, chuyên viên Phòng Quản lý đô thị thành phố Thanh Hóa cho biết: Hiện thành phố đang thúc đẩy chủ đầu tư các dự án trong quá trình thi công phải đảm bảo việc tiêu thoát nước để khắc phục tình trạng ngập úng trên địa bàn thành phố.

Riêng điểm ngập úng tại phố Thành Yên, phường Quảng Thành, đối với khu vực phía đông khu phố Ban QLDA số 2 thành phố đã chỉ đạo các đơn vị thi công lắp đặt cống thoát nước D600 để đấu nối với hệ thống thoát nước hiện trạng vào hệ thống thoát nước mặt bằng số 3446. Đồng thời chỉ đạo các nhà thầu thi công tiến hành nạo vét tuyến mương đất hiện trạng và hố ga đấu nối với các hệ thống thoát nước của mặt bằng, đảm bảo dòng chảy…

Ngoài ra, UBND Thành phố cũng giao cho BQL dự án số 2 nghiên cứu lập đề án chống ngập chung cho toàn thành phố, sớm đưa vào thực hiện.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]