Ði dọc miền biển quê Thanh (Bài 3): Bình minh nơi cửa biển
Đi dọc miền biển quê Thanh, dưới ánh bình minh rực rỡ, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay, sức sống mới của những con người, miền quê vùng biển. Dẫu nhiều sóng gió, khó khăn nhưng với tinh thần đoàn kết, gắn bó, người dân miền biển đã và đang chinh phục thiên nhiên và tạo nên sức bật mới, diện mạo mới nơi vùng biển.
Các lực lượng chức năng tuyên truyền, vận động bà con xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn giải bản lồng bè nuôi hải sản, đảm bảo an toàn luồng hàng hải.
Trong ánh nắng mai
Cuối tháng 11/2024, khi chúng tôi đến thăm xã Ngư Lộc (Hậu Lộc) cũng là lúc đoàn công tác của Hội Cựu chiến binh huyện Hậu Lộc, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể xã Ngư Lộc đến bàn giao, trao nhà cho cựu chiến binh Bùi Văn Giáo, thôn Thắng Lộc. Ở tuổi 75, ông Giáo vui mừng vì từ nay gia đình được sinh sống trong ngôi nhà mới xây, khang trang, sạch đẹp.
Hậu Lộc có 6 xã ven biển gồm: Hòa Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc, Đa Lộc, Ngư Lộc, Hải Lộc. Vùng biển Hậu Lộc có chiều dài bờ biển 12,4km, là khu vực bãi đẻ tự nhiên của tôm biển; vùng bãi ngang ven biển với diện tích trên 3.500ha có hệ sinh thái ven biển được phục hồi với 620ha rừng ngập mặn góp phần nâng cao năng lực phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu tại địa phương; vùng nuôi trồng thủy sản nước mặn với diện tích gần 600ha. Các địa phương ven biển có nhiều sản phẩm chế biến thủy sản truyền thống: nước mắm, mắm tôm, tôm nõn, mực khô... đây là những yếu tố cơ bản là dư địa giúp ngành khai thác và nuôi trồng, chế biến hải sản phát triển.
Những năm qua, sự phát triển của các ngành kinh tế biển đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập của người dân vùng biển Hậu Lộc. Công tác thông tin, tuyên truyền biển, đảo được tăng cường với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong huyện đối với việc phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống người dân vùng ven biển được quan tâm chỉ đạo; biên giới biển được giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo. Kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất kết nối với các tuyến đường giao thông, khu công nghiệp và dân cư được quy hoạch đồng bộ, như đường ven biển, khu đô thị ven biển, Khu Công nghiệp xã Đa Lộc, nâng cấp Cảng cá Hòa Lộc, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung thâm canh, vùng nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao tại các xã Hòa Lộc, Phú Lộc, Đa Lộc; vùng nuôi ngao tại các xã Hải Lộc, Đa Lộc. Hiện nay, huyện Hậu Lộc tiếp tục tập trung phát triển vào các lĩnh vực chủ yếu có dư địa, điều kiện tự nhiên đáp ứng để phát triển như đẩy mạnh phát triển nuôi trồng và khai thác hải sản (đây là lĩnh vực tiềm năng thế mạnh của huyện); công nghiệp ven biển; từng bước kết nối hình thành du lịch sinh thái, tâm linh ven biển.
Ở các huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Nga Sơn, thị xã Nghi Sơn, TP Sầm Sơn cũng đã và đang khai thác thế mạnh của địa phương miền biển, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền lãnh thổ an ninh biên giới biển. Cụ thể, tại thị xã Nghi Sơn, với sự năng động của thị xã trẻ tuổi, với điểm nhấn Khu Kinh tế Nghi Sơn là một trong 8 khu kinh tế trọng điểm ven biển của cả nước, trên cơ sở quy hoạch được duyệt, những năm qua, các nhà đầu tư đã không ngừng hoàn thiện hạ tầng hệ thống cảng biển, phấn đấu Nghi Sơn trở thành trung tâm logistics của khu vực. Thị xã Nghi Sơn đẩy mạnh khai thác, thu mua, chế biến thủy sản. Năm 2024, sản lượng thu mua thủy sản đạt 95.000 tấn; chế biến nước mắm đạt 8,5 triệu lít.
Nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch ven biển, thị xã Nghi Sơn chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chỉnh trang, bổ sung cơ sở vật chất tại các khu du lịch. Toàn thị xã hiện nay có 110 cơ sở lưu trú du lịch. Năm 2024, số lượt khách du lịch ước đạt 1,4 triệu lượt, tăng 16,28% so với năm 2023; tổng thu từ du lịch ước đạt 2.900 tỷ đồng, tăng 26,09% so với năm 2023. Thị xã đã ưu tiên tập trung đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng các khu, điểm du lịch trong đó tập trung tại Khu Du lịch biển Hải Hòa, đã hoàn thành mở rộng tuyến đường phục vụ phát triển du lịch biển và sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường kết nối các khu, điểm du lịch trên địa bàn thị xã. Sản phẩm du lịch biển đã tạo dựng được thương hiệu nổi bật trong và ngoài tỉnh, có quy mô, sức cạnh tranh, khả năng thu hút khách, như Khu Du lịch Hải Hòa, Bãi Đông, đặc biệt là du lịch đảo Mê. UBND thị xã đã chỉ đạo các xã, phường tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an ninh, an toàn và chất lượng dịch vụ du lịch, giữ vững hình ảnh du lịch Nghi Sơn hấp dẫn, an toàn, thân thiện.
Định hướng năm 2025, thị xã Nghi Sơn huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển du lịch theo hướng là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp có tính bền vững nhằm phát triển du lịch Nghi Sơn trở thành ngành kinh tế trọng điểm, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Phấn đấu năm 2025 đón trên 1,5 triệu lượt khách; tổng thu du lịch đạt 3.000 tỷ đồng trở lên. Thị xã Nghi Sơn đề ra giải pháp như lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh xem xét công nhận Khu Du lịch biển Hải Hòa là Khu Du lịch cấp tỉnh; lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh xem xét công nhận Khu Di tích lịch sử và Danh lam thắng cảnh núi Am Các và địa điểm chùa Am Các, xã Định Hải là điểm du lịch cấp tỉnh; hoàn thiện dự án tu bổ, tôn tạo di tích Đền Quan sát Hải Đại vương thuộc quần thể Biện Sơn, xã Nghi Sơn để kết nối các điểm du lịch biển và du lịch tâm linh.
Giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương
Hiện nay, ở các huyện, thị xã, thành phố ven biển của tỉnh Thanh Hóa có 6 đơn vị biên phòng đứng chân trên địa bàn gồm: Đồn Biên phòng Hoằng Trường; Đồn Biên phòng Đa Lộc; Đồn Biên phòng Sầm Sơn; Đồn Biên phòng Hải Hòa; Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng Nghi Sơn; Hải Đội 2. Song hành cùng sự phát triển của các địa phương ven biển, những người lính biên phòng nơi “đầu sóng ngọn gió” không chỉ thực hiện nhiệm vụ giữ vững chủ quyền lãnh thổ an ninh biên giới biển mà còn chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự, an sinh xã hội ở các địa bàn thuộc đơn vị quản lý.
Trong chuyến công tác về miền biển, chúng tôi có dịp thăm những người lính biên phòng Đồn Biên phòng Hải Hòa, Trạm Biên phòng Cửa khẩu cảng Hà Nẫm, Trạm Biên phòng Cửa khẩu cảng Biện Sơn và Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng Nghi Sơn. Nắm bắt được đặc điểm tình hình Nhân dân trên địa bàn thuộc các đơn vị quản lý chủ yếu làm nông nghiệp, ngư nghiệp, nuôi trồng, chế biến hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá, thời gian qua, các đơn vị biên phòng duy trì việc thực hiện quy chế khu vực biên giới biển, kiểm tra, kiểm soát các loại phương tiện hoạt động trên vùng biển phụ trách. Tuyên truyền, vận động cao điểm chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Tổ chức tuần tra trên bờ, trên biển, tiến hành các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống mọi hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các phường, xã khu vực biên giới biển trên địa bàn xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương, quản lý tốt các hoạt động tôn giáo, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vững chắc.
Nằm trong lòng Khu Kinh tế Nghi Sơn, Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng Nghi Sơn phối hợp cùng chính quyền địa phương và các ban, ngành làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân di dời, giải bản lồng bè nuôi hải sản ở khu vực cửa sông Yên Hòa, xã Hải Hà, đảm bảo an toàn luồng hàng hải của cảng quốc tế Nghi Sơn và cảng Nhiệt điện Nghi Sơn 1, 2; phối hợp với UBND xã Hải Hà và các lực lượng chức năng trên địa bàn làm tốt công tác tuyên truyền đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng cho thi công các dự án. Điển hình như đơn vị phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền các cấp tổ chức đảm bảo an ninh trật tự cho thi công Bến số 3 cảng Container Long Sơn tại thôn Hà Nam, xã Hải Hà...
Bài và ảnh: Ngọc Huấn
{name} - {time}
-
2024-12-26 15:34:00
Tội phạm mạng biến hóa khôn lường
-
2024-12-26 09:27:00
Dự án Phát triển báo chí Việt Nam: Kết quả và định hướng đến năm 2025
-
2024-12-08 08:04:00
Chim hoang dã già nhất thế giới tìm được bạn tình mới, đẻ trứng ở tuổi 74
Bản tin Tài chính 8/12: Vàng và đồng bạc xanh phục hồi
Cuộc sống “3 không” ở Trạm bảo vệ rừng Vực Dựa
Ði dọc miền biển quê Thanh (bài 2): “Ðánh thức” vùng bãi ngang ven biển, xã đảo đặc biệt khó khăn
Bản tin Tài chính 7/12: Giá vàng giảm sâu, nhiều người mua vào
Dự báo thời tiết 7/12: Cả nước mưa dông, miền Bắc trời chuyển rét
Ước mơ “vượt núi”
Cảnh báo lừa đảo chiêu sinh khóa học pickleball qua mạng
Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Giới trẻ đẩy mạnh xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt