Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, dân số già hoá lại diễn ra với tốc độ nhanh chóng, đặt ra nhiều thách thức về tăng trưởng kinh tế, lao động, an sinh xã hội...

Đi tìm lời giải cho nỗi lo “chưa giàu đã già”

Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, dân số già hoá lại diễn ra với tốc độ nhanh chóng, đặt ra nhiều thách thức về tăng trưởng kinh tế, lao động, an sinh xã hội...

Đi tìm lời giải cho nỗi lo “chưa giàu đã già”

Ảnh minh hoạ: Báo ĐBND

Nguy cơ “chưa giàu đã già”

Theo ThS Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP Hồ Chí Minh cho hay, xu hướng già hóa dân số ở nước ta đang diễn ra với tốc độ nhanh trong khi thu nhập bình quân đầu người của nước ta còn ở mức thấp.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng già hóa nhanh là mức sinh liên tục giảm trong nhiều năm qua. Dựa trên số liệu của Bộ Y tế, năm 2024, mức sinh trung bình tại Việt Nam đã chạm đáy với 1,91 con/phụ nữ. Nếu xu hướng này tiếp tục, đến năm 2039, Việt Nam sẽ chính thức kết thúc giai đoạn dân số vàng – thời kỳ mà lực lượng lao động chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số. Dự báo, đến năm 2054 dân số Việt Nam có thể tăng trưởng âm, nguy cơ gây ra nhiều hệ lụy kinh tế - xã hội nghiêm trọng.

Bài học từ quốc gia tỷ dân như Trung Quốc, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên hiện chiếm 13,5% trong tổng dân số. Chính phủ Trung Quốc dự đoán nền kinh tế nước này sẽ mất 35 triệu lao động trong vòng 5 năm tới và tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có thể sẽ chỉ chiếm một nửa dân số Trung Quốc vào năm 2050. Với tình trạng này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tuyên bố rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang có nguy cơ “mất cân bằng và động lực tăng trưởng đang suy yếu”.

Đi tìm lời giải cho nỗi lo “chưa giàu đã già”

Già hóa dân số sẽ tạo ra áp lực lớn đối với hệ thống an sinh xã hội. Ảnh minh hoạ: NLĐ

Theo nhiều chuyên gia, già hóa dân số sẽ tạo ra áp lực lớn đối với hệ thống an sinh xã hội. Hệ thống y tế đòi hỏi nguồn lực tài chính khổng lồ để duy trì do nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi gia tăng.

Hệ thống bảo hiểm xã hội đối diện tình trạng mất cân đối khi số lượng người nhận lương hưu ngày càng tăng, trong khi số người đóng bảo hiểm lại giảm. Chính sách trợ cấp xã hội gặp nhiều khó khăn...

Lấy ví dụ Thái Lan - quốc gia ASEAN cũng đang đối mặt với sức ép già hóa dân số. Năm 2021, nước này đã phải chi 750 tỷ Baht (tương đương 4,43% GDP) để dành cho việc chăm sóc người cao tuổi. Trong khi đó, số tiền phải chi cho việc này trong năm 2013 chỉ vào khoảng 430 tỷ Baht.

Sửa đổi Pháp lệnh dân số và xây dựng Luật Dân số: Biện pháp cần thiết

Dự thảo Pháp lệnh Dân số do Bộ Y tế soạn thảo đã đề xuất, mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cá nhân, vợ chồng trên cơ sở bình đẳng.

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cũng cho hay, Bộ đã hoàn thiện nội dung Hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Dân số, gửi Chính phủ. Dự thảo Luật Dân số tập trung vào các nội dung chính là duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước, khắc phục tình trạng chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng để đảm bảo quy mô dân số hợp lý và thích ứng với quá trình già hóa dân số.

Riêng về mức sinh, Bộ Y tế đề xuất cho phép lao động nữ khi sinh con thứ hai được kéo dài thời gian nghỉ thai sản từ 6 tháng lên 7 tháng. Bộ Chính trị cũng yêu cầu không kỷ luật Đảng viên sinh con thứ ba.

Đây được xem là sự thay đổi mang tính chiến lược, chuyển từ mục tiêu “kiểm soát dân số” sang “phát triển dân số”, nhằm đảm bảo sự ổn định về cơ cấu dân số trong dài hạn. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng thay đổi chính sách là chưa đủ. Để ngăn chặn nguy cơ già hóa dân số, cần có những biện pháp, chính sách hỗ trợ cụ thể hơn.

Đi tìm lời giải cho nỗi lo “chưa giàu đã già”

Ảnh minh hoạ: Báo PLVN

Nhiều gia đình mong muốn có chính sách ưu đãi khi mua nhà ở xã hội hoặc vay vốn lãi suất thấp cho các gia đình sinh đủ hai con được thực hiện. Việc này sẽ giúp giảm bớt áp lực tài chính cho gia đình và tạo điều kiện thuận lợi để nuôi dạy con cái.

Không những vậy, đề xuất tăng phúc lợi cho các gia đình trẻ là biện pháp được nhiều người ủng hộ. Cung cấp các gói hỗ trợ tài chính hoặc giảm thuế thu nhập cá nhân đối với những cặp vợ chồng có con nhỏ, giúp họ giảm bớt gánh nặng kinh tế. Xây dựng các chương trình hỗ trợ chi phí sinh sản, đặc biệt đối với các cặp vợ chồng gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản hoặc hiếm muộn.

Già hóa dân số đang đặt ra thách thức lớn đối với kinh tế và an sinh xã hội, đòi hỏi những giải pháp kịp thời để tránh nguy cơ “già trước khi giàu”. Vì vậy, Việt Nam cần tận dụng thời gian còn lại của giai đoạn dân số vàng để triển khai các biện pháp hiệu quả, đảm bảo sự phát triển lâu dài cho đất nước.

Theo VTV



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]