“Địa đạo” sẽ là phim chiến tranh Việt Nam đầu tiên vượt doanh thu 100 tỷ đồng?
Ra mắt chính thức từ 4/4, “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” là “ngôi sao” của phòng vé tuần qua. Theo Box Office Vietnam đến sáng 8/4, phim thu 81 tỷ đồng sau 7 ngày, gồm 2 ngày chiếu sớm (hạn chế số lượng, nhưng đều là suất ở khung giờ vàng) và 5 ngày công chiếu toàn quốc.
Phim gây chú ý vì độ chân thực trong tái hiện cuộc chiến cũng như bối cảnh địa đạo Củ Chi. (Ảnh từ phim)
Nhiều khán giả và các chuyên gia dành lời khen cho "Địa đạo." Giới quan sát tin rằng phim của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên sẽ sớm vượt 100 tỷ đồng trong khi nhà phê bình Lê Hồng Lâm kỳ vọng vượt mốc 200 tỷ.
Xét về mặt thị trường, “Địa đạo” đang có điều kiện lý tưởng để về đích sớm. Phim thường xuyên đạt từ 4.500 đến gần 5.000 suất/ngày, trung bình chiếm 50-60% tổng số suất chiếu các rạp trên toàn quốc.
Đây là sắp xếp thường thấy của nhà rạp dành cho phim sinh lợi nhuận cao nhất trong một thời điểm, thông thường ở giai đoạn mới phát hành, kéo dài từ 1-2 tuần hoặc lâu hơn tùy theo khả năng bán vé.
Tuy nhiên “Địa đạo” còn là phim phát hành nhân dịp 50 năm thống nhất đất nước nên có thể được nhà rạp ưu ái tăng suất trở lại vào gần dịp 30/4 -1/5, tùy theo tình hình thị trường.
“Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” là phim Việt Nam chiếu rạp đầu tiên ở thể loại chiến tranh-cách mạng, được tư nhân đầu tư kinh phí.
Số vốn của dự án không được đoàn phim công bố, song đạo diễn cho biết có thể trên mức 55 tỷ đồng. Với tỷ lệ thông thường khoảng 50% doanh số phải chia cho phía nhà rạp, phim cần tiếp tục bán vé tốt nếu muốn hòa vốn, thu về lợi nhuận.
Trước đó thể loại phim chiến tranh tại Việt Nam bị nhận xét là khá đuối, đứng ngoài dòng chảy thị trường. Các phim này được cấp ngân sách nhà nước để thực hiện, nhưng chỉ khoảng 20 tỷ đồng, khá thấp đối với phim chiến tranh phải dựng nhiều bối cảnh.
Sau sản xuất, phim cũng không có kinh phí và chiến lược để phát hành và quảng bá rộng rãi, bị coi như tác phẩm “cúng cụ” và cất kho sau vài lần chiếu kỷ niệm.
Trước “Địa đạo” có phim “Đào, Phở và Piano” (2024) từng gây tò mò vì khơi dậy lòng tự hào ở nhiều khán giả trẻ, nhưng vì số suất chiếu quá ít, dẫn đến cầu mất cân bằng về cung-cầu, từ đây đẩy thành cơn sốt.
Chung cuộc, phim chỉ đạt khoảng 21 tỷ đồng theo công bố từ Cục Điện ảnh, đủ để thu hồi vốn. Song hiện tượng “Đào, Phở và Piano” cũng cho thấy khán giả Việt mong chờ nhiều phim lịch sử hơn nữa.
“Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” là một lát cắt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam, thể hiện qua cuộc sinh tồn của một đội du kích 21 người tại Củ Chi năm 1967. Nhiệm vụ của họ là bám trụ căn cứ của mình để bảo vệ cho một đội quân báo truyền đi tin mật lấy từ từ Sài Gòn.
Phim do đạo diễn Bùi Thạc Chuyên kiêm nhiệm về kịch bản và đồng sản xuất, thành hình sau 11 năm ấp ủ ý tưởng, đi tìm vốn sản xuất, làm phim và hậu kỳ.
Tác phẩm được nhiều nhân chứng lịch sử tư vấn về mặt câu chuyện, gồm có các cựu du kích Củ Chi, “cỗ máy phá tăng” Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Tô Văn Đực và Đại tá tình báo Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang).../.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-04-14 08:42:00
Góp phần để Áo dài sớm được công nhận là Di sản văn hóa thế giới
-
2025-04-13 09:52:00
Thủ tướng gửi thư chúc mừng đồng bào Khmer dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây
-
2025-04-08 08:37:00
Tàu du lịch phải trả lại tiền cho khách do cung cấp dịch vụ không đúng cam kết
“Sắt son” hay “sắc son”?
Thủ tướng ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa
“Sẽ có biện pháp hạn chế hoạt động của người nổi tiếng khi quảng cáo sai”
Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Âm vang đêm nghệ thuật “Về miền lễ hội"
Tại sao tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 Âm lịch?
Bảo tồn và phát huy giá trị Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
Hai ấn phẩm đặc biệt về thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Tỉnh thức... giữa đời
Sông Mã - Hàm Rồng: “Máu và hoa” (Bài 2): Những ngày khói lửa...