(vhds.baothanhhoa.vn) - Đình Động Bồng (Làng Động Bồng, xã Hà Tiến, huyện Hà Trung) xây dựng năm Gia Long thứ 10 (năm 1812), là một trong những ngôi đình thời Nguyễn có giá trị kiến trúc hiện nay.

Đặc sắc kiến trúc Đình Động Bồng

Đình Động Bồng (Làng Động Bồng, xã Hà Tiến, huyện Hà Trung) xây dựng năm Gia Long thứ 10 (năm 1812), là một trong những ngôi đình thời Nguyễn có giá trị kiến trúc hiện nay.

Đặc sắc kiến trúc Đình Động Bồng

Đình Đồng Bồng xã Hà Tiến, nhìn từ phía trước.

Đặc sắc kiến trúc Đình Động Bồng

Đình thờ Tô Hiến Thành - một bậc đại thần văn võ song toàn, tài năng đức độ, hết lòng vì sự nghiệp trung hưng đất nước. Ông thi đỗ Tiến sĩ dưới triều Lý Anh Tông và mất tháng 6 năm Kỷ Hợi (1179)

Đặc sắc kiến trúc Đình Động Bồng

Xưa kia, ngôi Đình tựa như một đóa sen khổng lồ, in bóng xuống mặt nước xanh trong, hòa với cảnh sắc núi non nhấp nhô giữa mênh mông cánh đồng cò bay mỏi cánh

Đặc sắc kiến trúc Đình Động Bồng

Đình cấu trúc 5 gian, 2 chái, có 36 cột trụ (được làm bằng loại gỗ tứ thiết), được bố trí thành 4 hàng gồm 16 cột lớn và 20 cột quân.

Đặc sắc kiến trúc Đình Động Bồng

Hiên trước có 4 cột lớn làm bằng đá trắng đỡ kẻ bẩy và tàu lá mái. Những cột đá này được tạo tác tròn có những đường chạm dọc theo chân cột và được đặt trên chân tảng đế vuông.

Đặc sắc kiến trúc Đình Động Bồng

Bên trong ngôi đình được chia làm 2 phần chính: Vì kèo chính và vì kèo mái diềm. Về mặt kết cấu, 4 vì giống nhau hoàn toàn và liên kết chủ yếu theo kiểu “chồng rường kẻ bẩy”. Những con rường này được tạo tác giống nhau và được ăn mộng vào trụ đứng. Nối các vì kèo với nhau là các hàng xà dọc gồm 3 hàng. Hàng xà dọc nằm dưới quá giang.

Đặc sắc kiến trúc Đình Động Bồng

Kiến trúc đình theo kiểu mái cong, gồm 4 mái. Kiểu thức kiến trúc này làm cho ngôi đình được nâng lên thanh thoát nhẹ nhàng, cảm giác như bay bổng. Hình tượng rồng trên các đầu đao cong vút lên, bờm tóc lởm chởm, gợi cảm giác như bay lên phù hợp với tổng thể chung của kiến trúc

Đặc sắc kiến trúc Đình Động Bồng

Lớp ngói mũi hài có hình trang trí ở cả hai mặt xếp chồng lên hài hòa đẹp mắt. Trang trí diềm mái được chạm khắc hình chiếc lá ba chẽ, mô típ lá nho. Trên bờ nóc, bờ dải, đầu kìm của mái cong được trang trí các linh vật như hình con sấu, hình đầu rồng… tạo nên sự hòa quyện một cách hợp lý làm cho mái đình càng thêm đẹp đẽ.

Đặc sắc kiến trúc Đình Động Bồng

Năm 2001, Đình Động Bồng được công nhận Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia

Đặc sắc kiến trúc Đình Động Bồng

Điểm đặc sắc của làng Động Bồng là có nhiều lễ tục, lễ hội đặc sắc, một trong số đó là tục đốt đình liệu vào đêm 30 tết. Lễ tục này hiện nay ở tỉnh Thanh không có địa phương nào còn lưu giữ. Đốt đình liệu là mỹ tục độc đáo để cầu may, cầu sự sinh sôi nảy nở, phản ánh nhận thức và tư duy thuần phác của cư dân Việt cổ về các hiện tượng của tự nhiên tác động tới sản xuất và đời sống.

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]