(vhds.baothanhhoa.vn) - Theo văn bia “Đại Tùy Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi” (thường được gọi là bia Trường Xuân) - một trong những văn bia cổ xưa ở nước ta còn lại đến ngày nay, Thái thú quận Cửu Chân Lê Ngọc - “Hoàng đế” Lê Ngọc được biết đến là nhân vật lịch sử có nhiều ảnh hưởng đến vùng đất Cửu Chân (Thanh Hóa) vào thế kỷ thứ VII. Ở làng cổ Trường Xuân, xã Đông Ninh (Đông Sơn) hiện còn di tích đền thờ ông.

Đền thờ Lê Ngọc trên đất Trường Xuân

Theo văn bia “Đại Tùy Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi” (thường được gọi là bia Trường Xuân) - một trong những văn bia cổ xưa ở nước ta còn lại đến ngày nay, Thái thú quận Cửu Chân Lê Ngọc - “Hoàng đế” Lê Ngọc được biết đến là nhân vật lịch sử có nhiều ảnh hưởng đến vùng đất Cửu Chân (Thanh Hóa) vào thế kỷ thứ VII. Ở làng cổ Trường Xuân, xã Đông Ninh (Đông Sơn) hiện còn di tích đền thờ ông.

Đền thờ Lê Ngọc trên đất Trường Xuân

Hậu cung di tích lịch sử - văn hóa đền thờ Lê Ngọc được tôn tạo để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của Nhân dân địa phương.

Lê Ngọc còn được biết đến với tên gọi Lê Cốc. Ông vốn người Bắc quốc, sống vào thời Tùy, làm thái thú quận Cửu Chân. Ông lấy vợ người quận Nhật Nam (nay là Nghệ An). Cuối thời Tùy (Tùy mạt) hào kiệt khắp nơi nổi lên khiến tình hình loạn lạc. Lúc bấy giờ, khi nhà Đường cướp ngôi nhà Tùy, vì không thuần phục nhà Đường nên thái thú Lê Ngọc đã cát cứ quận Cửu Chân, bố phòng quân sự để giữ bờ cõi, xưng Hoàng đế. Ông đóng quân ở vùng đất Trường Xuân, đồng thời phái các con đóng giữ các địa phương để chống lại quân nhà Đường. Vì không chịu đầu hàng nên ông và các con đã chiến đấu đến cùng. Sau khi tử trận, Lê Ngọc cùng vợ, con được người dân trong vùng thờ phụng, tôn làm phúc thần. Ngày nay ở Thanh Hóa, ngoài đền thờ Lê Ngọc ở làng Trường Xuân, còn có nhiều nơi thờ ông và các con.

Đền thờ Lê Ngọc trên đất Trường Xuân

Bệ đá kê cổ xưa.

Đền thờ Lê Ngọc trên đất Trường Xuân

Một số hiện vật đá đang được lưu giữ tại di tích đền thờ Lê Ngọc ở Trường Xuân.

Đền thờ Lê Ngọc trên đất Trường Xuân

Giếng cổ rộng lớn có từ xa xưa được tôn tạo.

Đền thờ Lê Ngọc được dựng ngay trên đất sinh phần của ông ở làng Trường Xuân. Theo các cụ cao niên trong làng, khi xưa đền thờ tọa lạc trong khuôn viên rộng lớn với cấu trúc gồm: Bình phong, nghinh môn, sân rồng, đền chính, nhà giải vũ, giếng nước rộng, phía trước có hồ nước tạo thế tụ thủy. Tuy nhiên, trải qua nhiều thế kỷ, các công trình kiến trúc phần nhiều đã bị phá hủy, chỉ còn lại những dấu tích và một số hiện vật. Trong đó có văn bia “Đại Tùy Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn” (bia Trường Xuân) được dựng năm 618 là một trong những văn bia chứa tư liệu quý. Hiện nay, văn bia đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Đền thờ Lê Ngọc trên đất Trường Xuân

Những năm qua việc tôn tạo các hạng mục bên trong di tích đền thờ Lê Ngọc được người dân địa phương và con cháu xa quê hết sức coi trọng.

Đền thờ Lê Ngọc trên đất Trường Xuân

Nhiều thế kỷ trôi qua đền thờ Lê Ngọc vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân địa phương.

Ngày nay đền thờ Lê Ngọc hiện còn lưu giữ một số hiện vật như: 2 đạo sắc phong niên hiệu Cảnh Hưng, đá tảng, bát hương đá, ngói mũi hài, bệ đá trang trí hình rồng, chân tảng đá, hạc gỗ… Năm 2009, chính quyền, Nhân dân địa phương cùng nhiều nhà hảo tâm đã cùng nhau đóng góp, tôn tạo hậu cung nhỏ trong di tích.

Bác Nguyễn Văn Nhung - trưởng làng văn hóa Trường Xuân cho biết: “Lê Ngọc là vị phúc thần được người dân Trường Xuân tôn kính. Đền thờ và lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ ngài có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân địa phương. Vì thế, con cháu trong làng khi có điều kiện đã đóng góp kinh phí để tôn tạo đền thờ vị phúc thần của làng ngày một khang trang, xứng tầm với công trạng của ngài".

Khánh Lộc


Khánh Lộc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]