(vhds.baothanhhoa.vn) - Du thuyền trên sông Hoạt đang là một trong những hoạt động du lịch hấp dẫn của huyện Nga Sơn. Cảnh đẹp hai bên bờ sông khá bình dị, nguyên sơ. Đặc biệt hai bên bờ sông Hoạt đều có những di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh. Nhiều điểm đến hấp dẫn đã làm nao lòng du khách, chỉ một lần đến mãi không quên.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hấp dẫn xuôi dòng sông Hoạt - Nga Sơn

Du thuyền trên sông Hoạt đang là một trong những hoạt động du lịch hấp dẫn của huyện Nga Sơn. Cảnh đẹp hai bên bờ sông khá bình dị, nguyên sơ. Đặc biệt hai bên bờ sông Hoạt đều có những di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh. Nhiều điểm đến hấp dẫn đã làm nao lòng du khách, chỉ một lần đến mãi không quên.

Tình đất và người Nga Thiện

Xuôi dòng sông Hoạt chẳng mấy chốc đoàn chúng tôi đã về đến vùng đất Nga Sơn. Cảnh đẹp 2 bên bờ sông ngút ngàn tầm mắt. Điểm dừng chân đầu tiên trên vùng đất này là xã Nga Thiện. Nga Thiện mảnh đất giàu tiềm năng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Động Từ Thức (còn gọi là động Bích Đào) là một thắng cảnh nổi tiếng ở trời Nam gắn liền với câu chuyện tình lãng mạn Từ Thức gặp Tiên. Như có một phép màu tạo hóa đã tạo nên bao cảnh đẹp nên thơ nơi chốn bồng lai tiên cảnh. Nào kho muối, kho tiền óng ánh màu bạc trắng, kho vàng lấp lánh màu vàng. Một cổ "Tam sinh" gồm trâu, dê, lợn (3 con vật dùng tế thần linh trong đại lễ ngày xưa) và dàn nhạc khí kèn trống... Nếu ta gõ vào âm thanh phát ra vang vọng. Một bàn cờ tiên quân đã bày sẵn. Càng đi sâu vào trong cảnh đẹp càng mê hồn, những nhũ đá rũ xuống tựa bức rèm che chỗ nàng Giáng Hương tắm. Cạnh đó có ao bèo, cánh bèo nổi trên mặt nước, có đường lên trời, có lối xuống âm phủ. Nhiều thi nhân đã về đây tức cảnh sinh tình để lại những vần thơ “thiên cổ kỳ bút” cho hậu thế: “Thơ ngọc vội đưa người Viễn Khách/ Động Đào còn để tiếng danh thơm".

Tour du lịch chúng tôi tiếp tục hành trình tham quan Đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa, danh tướng Trịnh Minh, sau đó trở về thuyền theo dòng sông Hoạt tiếp tục xuôi dòng. Cảnh đẹp hai bên bờ sông hút vào tầm mắt. Những cây chuối ngự ra hoa trổ quả, những cây xấu hổ, bụi tre làng, thấp thoáng là những mái nhà tranh đơn sơ, cánh đồng cói xanh ngát. Trước mặt chúng tôi bên trái đã thấy Bia thần được khắc bằng chữ Hán trên núi cao hiện rõ. Bia có chiều cao khoảng 2 mét, chiều rộng 1 mét. Sử sách còn có nhiều dị bản khác nhau nên chưa thể phân định chữ Thần chính xác được khắc vào thời gian nào. Giờ đây chỗ Bia thần đã cách cửa biển tới 15 km theo đường chim bay.

Bên phải là những cánh đồng sâu tương lai người dân sẽ xây dựng khu vực này thành khu sinh thái phục vụ khách tham quan nghỉ dưỡng. Không xa trên núi cao đã thấy tượng ông Lã Vọng câu cá. Được mục sở thị tận mắt ông Lão Vọng bằng đá do chính thiên nhiên tạo hóa càng thấy thêm sức hấp dẫn nơi đây... Cũng tại đây, chúng tôi thưởng thức một bữa cơm trưa đầm ấm và tình cảm do người dân Nga Thiện thết đãi với các món ăn dân dã: cơm thơm, gà đồi, ốc núi bùi và ngậy luộc chung với lá chanh, lá bưởi dậy mùi thơm phức đậm đà tình nghĩa quê hương...

Vãn cảnh nơi cửa Thần Phù và chùa Hàn Sơn

Xuôi dòng sông Hoạt chúng tôi về mảnh đất Nga Điền - Tham quan cửa biển Thần Phù và chùa Hàn Sơn, vùng quê đang ngày càng đổi mới. Phóng tầm mắt sang phía bên kia là tỉnh Ninh Bình.

Một góc Sông Hoạt - Cửa biển Thần Phù và chùa Hàn Sơn (xã Nga Điền).

Mọi người khi qua đây đều không quên những câu chuyện huyền bí, tấm bia được khắc 4 chữ "Hàn Sơn Hải Khẩu", bức bình phong được khắc bằng chữ nho, dịch là: "Lênh đênh qua cửa Thần Phù; Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm". Đây là một địa danh lịch sử xa xưa nhiều truyền thuyết, thực chất là một vùng đất nằm ở hai bên cửa biển cũ, nay đã lùi xa trong đất liền hơn 10 km. Khu vực này là ranh giới giữa 2 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình và xã Nga Điền, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Thần Phù và vùng cửa biển Thần Phù là địa danh nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam về các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Vì thế Thần Phù được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Những năm gần đây nhân dân trong vùng và con em xa quê đã đóng góp công đức để xây dựng khu di tích này thành điểm đến tham quan hấp dẫn cho khách du lịch. Cùng với đó là công tác trùng tu, tôn tạo chùa Hàn Sơn ngày càng đẹp và khang trang.

Chùa Hàn Sơn tọa lạc bên cạnh cửa Thần Phù. Theo sử ký, cửa biển Thần Phù xưa kia có nhiều sóng lớn. Vua Đại Hành đi đánh giặc Chiêm Thành qua đây gặp sóng lớn bị đắm một số thuyền nên ngài đã sai đạo sỹ La Thế Viện dẹp sóng thần để cho đoàn thuyền đi qua. Năm 1797 chùa Hàn Sơn có vị sư ông chủ trì. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ chùa là nơi đi lại hoạt động của cán bộ cách mạng. Những năm qua Chùa vừa được xây dựng lại trong khuôn viên diện tích hơn 3.000m2 khá bài bản phù hợp với cảnh đẹp nơi Thần Phù bằng nguồn vốn xã hội hóa. Du khách về đây ngày càng đông, trở thành điểm đến tâm linh của nhân dân...

Thúy Hòa


Thúy Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]