(vhds.baothanhhoa.vn) - Gần 10 năm trở lại đây các nhà nghiên cứu văn hóa và cư dân địa phương phát hiện thêm nhiều nền móng quần thể chùa cổ Am Các (thuộc các xã Định Hải và Các Sơn, thị xã Nghi Sơn) khuất lấp trong các tầng thực vật um tùm. Trên nhiều đỉnh cao, triền non rậm rạp ngày càng có nhiều phiến đá có dấu hiệu tạo tác, chạm khắc và cả những phiến đá hoàn toàn tự nhiên có hình thù kỳ quái được phát lộ, kể thêm câu chuyện về thời kỳ đạo Phật mới du nhập vào vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ hàng trăm năm trước.

"Hồn đá" núi Các

Gần 10 năm trở lại đây các nhà nghiên cứu văn hóa và cư dân địa phương phát hiện thêm nhiều nền móng quần thể chùa cổ Am Các (thuộc các xã Định Hải và Các Sơn, thị xã Nghi Sơn) khuất lấp trong các tầng thực vật um tùm. Trên nhiều đỉnh cao, triền non rậm rạp ngày càng có nhiều phiến đá có dấu hiệu tạo tác, chạm khắc và cả những phiến đá hoàn toàn tự nhiên có hình thù kỳ quái được phát lộ, kể thêm câu chuyện về thời kỳ đạo Phật mới du nhập vào vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ hàng trăm năm trước.

“Hồn đá” núi Các

Phiến đá trên lưng chừng dãy Các Sơn được phát hiện có những nét khắc hình Phật thuở sơ khai, được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa quan tâm.

“Hồn đá” núi Các

Phiến đá tự nhiên hình chiếc chuông ngay ven chân núi Các.

“Hồn đá” núi Các

Tảng đá hoàn toàn thiên tạo nhưng có lỗ như hình chiếc mõ nằm ven đường lên quần thể chùa cổ Am Các.

“Hồn đá” núi Các

Những chân tảng bằng đá được phát hiện gần khu vực chùa Hạ.

“Hồn đá” núi Các

Dấu tích những chữ Hán khắc trên phiến đá nặng hàng tấn được phát hiện.

“Hồn đá” núi Các

Khi mở rộng đường lên quần thể di tích cấp tỉnh Chùa Am các, những tảng đá xếp chồng lên nhau từ nhiều đời nay lẩn khuất trong các lùm cây um tùm đã được giữ lại.

“Hồn đá” núi Các

Phiến đá thiên nhiên như voi phục gần khu vực vào chùa Hạ.

“Hồn đá” núi Các

Dấu tích tạo tác trên một số phiến đá.

“Hồn đá” núi Các

Phiến đá hình đài sen được khai quật.

“Hồn đá” núi Các

Những chân tảng lớn cho thấy có thể hàng trăm năm trước trên núi cao có những công trình đền, chùa không nhỏ.

“Hồn đá” núi Các

Nhiều phiến đá được phát hiện đã tạo thêm sức thu hút khách thập phương đến với quần thể Am Các cổ tự.

“Hồn đá” núi Các

Hình Phật ngồi trên đài sen được khắc khá sơ khai trên một phiến đá trong rừng sâu được coi là phát hiện thú vị nhất, mang lại nhiều thông điệp về lịch sử lâu đời của quần thể chùa cổ Am Các. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Phan Bảo, tượng phật có tỷ lệ phần đầu bằng 1/2 phần thân là kiểu vẽ rất xa xưa, có thể trước cả đời Tống bên Trung Quốc, bởi sau đó kích thước phần đầu Phật thường được vẽ hoặc khắc chỉ bằng 1/5 phần thân. Kiểu vẽ trang phục trên người Phật như trong hình thường có trước cả thời Trần ở ta, bởi từ thời Trần hình Phật thường có mũ và khăn trùm, như tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông tại Yên Tử hiện nay. Mũ liên hoa trên trán Phật khắc vào phiến đá núi Các chỉ có 3 cánh, cũng là cách họa khá cổ xưa, bởi càng về sau, trang trí cánh sen trên tượng, trên các hình vẽ hay chân tượng ở các đền, chùa thường nhiều cánh và tinh xảo hơn. Trên đầu hình phật này có hình tròn, đó chính là vầng hào quang nhưng ở thời kỳ sơ khai của Phật giáo, sau này vào Việt Nam nó mất dần đi đặc điểm này. Có thể giả thuyết rẳng, hình vẽ khắc trên phiến đá núi Các có từ khi Phật giáo mới du nhập vào Việt Nam nên chưa có nguyên mẫu chính xác nhất về tượng Phật, có thể xuất hiện cách nay trên dưới 1.000 năm, thậm chí xa xưa hơn.

“Hồn đá” núi Các

Những phiến đá có dấu ấn tạo tác hình đầu Phật khá sơ khai đang được đặt trong khu vực chùa Hạ.

“Hồn đá” núi Các

Những bức tường đá nhiều đời nay trên lưng chừng núi Các.

“Hồn đá” núi Các

“Đá mẹ con” hàng chục tấn, xếp nghiêng dọc ven đường lên chùa Trung.

“Hồn đá” núi Các

Hiện tượng “đá nở hoa” hoàn toàn thiên tạo gần chùa Thượng thuộc quần thể Am Các cổ tự.

Lê Đồng


Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]