(vhds.baothanhhoa.vn) - Nga Sơn là vùng đất có nhiều di tích danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Mỗi năm đón hàng vạn du khách về tham quan, vãn cảnh. Để tạo điểm đến hấp dẫn, những năm gần đây Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Nga Sơn đã dành một nguồn kinh phí nhất định trùng tu tôn tạo các di tích danh lam thắng cảnh trên địa bàn. Công tác quản lý nhà nước cũng được tăng cường, nhất là lễ hội truyền thống như: chùa Hàn Sơn xã Nga Điền, đền thờ Mai An Tiêm xã Nga Phú, chùa Tiên xã Nga An, Từ Thức xã Nga Thiện thu hút đông đảo nhân dân và khách thập phương tham gia.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nga Sơn: Tăng cường công tác quản lý tạo điểm đến hấp dẫn

Nga Sơn là vùng đất có nhiều di tích danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Mỗi năm đón hàng vạn du khách về tham quan, vãn cảnh. Để tạo điểm đến hấp dẫn, những năm gần đây Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Nga Sơn đã dành một nguồn kinh phí nhất định trùng tu tôn tạo các di tích danh lam thắng cảnh trên địa bàn. Công tác quản lý nhà nước cũng được tăng cường, nhất là lễ hội truyền thống như: chùa Hàn Sơn xã Nga Điền, đền thờ Mai An Tiêm xã Nga Phú, chùa Tiên xã Nga An, Từ Thức xã Nga Thiện thu hút đông đảo nhân dân và khách thập phương tham gia.

Lễ hội Mai An Tiêm mang nhiều ý nghĩa và nhân văn sâu sắc, thể hiện tín ngưỡng độc đáo. Đặc biệt là sự tri ân đức thánh Mai An Tiêm - người đã khai khẩn ra miền đất Nga Sơn với sự tích dưa hấu đỏ. Bài học về ý chí, nghị lực, sức mạnh của sự thông minh, sáng tạo mà Mai An Tiêm đã để lại giúp cháu, con muôn đời hậu thế vững vàng vượt qua nhiều khó khăn thách thức, tự tin bước vào tương lai. Lễ hội không chỉ thu hút người dân trong vùng mà còn có cả nhân dân Kim Sơn (Ninh Bình). Do đó mỗi khi lễ hội được diễn ra, công tác quản lý nhà nước được làm chặt chẽ từ khâu chuẩn bị cả phần lễ và phần hội. Riêng phần lễ có rước kiệu, dâng hương, tế lễ, phần hội có chương trình văn nghệ đặc sắc đến từ xã Nga Phú, Nga Điền, Ba Đình, Nga Thắng, Nga Thiện, Nga Nhân và các em học sinh các trường THPT trên địa bàn với những màn trình diễn nghệ thuật độc đáo, ấn tượng và hấp dẫn. Bên cạnh đó còn tổ chức các gian hàng bán các sản phẩm truyền thống Nga Sơn như: chiếu cói, mây tre đan xuất khẩu, rượu truyền thống... Đồng thời quản lý chặt chẽ những người ăn xin, công tác an ninh trật tự được đảm bảo.

Đối với lễ hội tâm linh: chùa Hàn Sơn, chùa Kim Quy... các xã đều phối hợp chặt chẽ với ngành văn hóa, phòng chức năng tổ chức và quản lý theo quy định.

Cùng với việc quản lý tốt các lễ hội, huyện còn đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch và xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù. Đồng thời, cắm mốc, khoanh vùng di tích, xây dựng cổng thông tin điện tử du lịch Nga Sơn, quảng bá xúc tiến du lịch hằng năm theo chuyên đề, phát hành các ấn phẩm giới thiệu các điểm đến di tích để khách du lịch tìm hiểu và tham quan. Tại các điểm đến di tích có nhiều người về dự lễ, huyện tăng cường thêm đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa về địa bàn. Vì thế công tác vệ sinh môi trường luôn được đảm bảo, hiện tượng trộm cắp, giật đồ, hạn chế xảy ra, giá hàng hóa, giá gửi xe, giá vào tham quan di tích được niêm yết công khai, không có hiện tượng hành nghề mê tín dị đoan trong lễ hội, nhà vệ sinh tại các điểm di tích đạt chuẩn theo quy định...

Nga Sơn đã xác định phấn đấu đến năm 2030 du lịch của huyện thật sự là ngành kinh tế quan trọng tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác. Nga Sơn cũng đã đặt mục tiêu sớm trở thành điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh. Để làm được điều đó, huyện cần đề ra các giải pháp đồng bộ trong quy hoạch, đầu tư hạ tầng du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, xây dựng kết nối các tuyến, tour du lịch trong và ngoài tỉnh, đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng, đẩy mạnh xã hội hóa thu hút các nguồn lực và tăng cường quản lý nhà nước tạo điểm đến hấp dẫn du khách...

Thúy Hòa


Thúy Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]