Có rất nhiều câu chuyện “dở khóc dở cười”, “ngượng chín mặt” xung quanh tình trạng nhà vệ sinh (NVS) phục vụ khách du lịch ở Việt Nam.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗi ám ảnh của du khách

Có rất nhiều câu chuyện “dở khóc dở cười”, “ngượng chín mặt” xung quanh tình trạng nhà vệ sinh (NVS) phục vụ khách du lịch ở Việt Nam.

Với nhiều du khách trong và ngoài nước, NVS bẩn là nỗi ám ảnh trong mỗi chuyến đi, thậm chí nhiều người không còn tâm trí đâu mà ngắm cảnh vì quá bức xúc.

Vô tư tắm gội lộ thiên trước mặt du khách tại một điểm du lịch miền Tây

Công ty du lịch lo nhất tình trạng mất vệ sinh

Các hướng dẫn viên (HDV) chuyên dẫn khách tham quan các tỉnh miền Tây cho biết, khi đưa đoàn đi các cù lao thăm vườn cây ăn trái, đi chợ nổi tại nhiều tỉnh như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long… nhiều lần du khách lẫn HDV đã phải “chuyển tầm nhìn” khi bắt gặp những hình ảnh “tế nhị”: NVS “đặc trưng” (làm ven sông, kênh, rạch được lợp sơ xài bằng lá, tấm nilon… chất thải xả trực tiếp xuống mặt nước) của những hộ dân nằm nhan nhản bên đường. Thậm chí có nhiều hộ gia đình ở các tỉnh miền Tây dù đủ điều kiện kinh tế để xây dựng NVS khang trang nhưng do quen nếp sinh hoạt vẫn sử dụng những NVS lộ thiên như thế. Thực trạng khá buồn này tại miền Tây gây ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan của cả khu vực du lịch và là nỗi khiếp sợ đối với du khách. Đại diện các đơn vị lữ hành cho hay, khi tiến hành đưa khách tới một nhà vườn để họ ngủ lại, tham gia sinh hoạt, tìm hiểu đời sống của người dân trong khu vực, thì yêu cầu hàng đầu mà các công ty du lịch đặt ra chính là khu vực NVS phải thật sạch sẽ, có hệ thống xử lý chất thải khép kín, đảm bảo vẻ mỹ quan với du khách...

Nói về chuyện nhu cầu cấp thiết để có những khu vực NSV sạch sẽ, phục vụ nhu cầu của du khách, anh Quốc Bảo - chuyên lái xe chở khách đi các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau cho biết: Cách đây dăm bảy năm, các trạm dừng chân được các hãng xe lớn hay các đơn vị kinh doanh ăn uống, hàng lưu niệm xây dựng dọc tuyến quốc lộ 1 từ TP.HCM về các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ để đón khách đi các tuyến đường dài ghé vào nghỉ ngơi, đua nhau mọc lên. Việc đầu tiên được quan tâm và bỏ khối tiền lớn xây dựng chính là khu vực NVS. Nhà đầu tư chăm chút từng li từng tí cho khu này như có máy lạnh, máy hút mùi hôi, máy xông tinh đầu, cũng như có cả nhân viên chuyên việc dọn dẹp vệ sinh túc trục thường xuyên, có khi một dãy nhà vệ sinh của họ một lần đủ sức phục vụ cả trăm khách có nhu cầu cùng lúc. Thế nhưng thời gian gần đây do sự ra đời ngày càng nhiều của các trạm dừng chân tư nhân (sẵn sàng chi tiền hoa hồng bán hàng cho khách cao hơn cho cánh tài xế mỗi khi cho xe dừng chân) nên dẫn đến nơi thì đón một lúc quá nhiều khách, nhân viên dọn vệ sinh không kịp, nơi thì ngày càng vắng khách nên để khu NVS xuống cấp, dẫn đến trường hợp vòi vặn không ra nước, hệ thống xử lý chất thải bị nghẹt, xử lý mùi hôi không hoạt động, chốt khóa cửa NVS bị hỏng… nên nhiều trạm dừng chân ven tuyến quốc lộ 1 đã trở thành nỗi ám ảnh của du khách. Nhiều khách hàng trước khi mua vé xe đã hỏi cặn kẽ là xe sẽ dừng tại điểm dừng chân nào mới quyết định mua vé, bởi nếu nhà xe vào những nơi có NVS dơ bẩn họ sẽ đi nhà xe khác.

Nhiều nơi không thực hiện được

Năm 2012, Tổng cục Du lịch có quyết định ban hành Quy định tạm thời về tiêu chuẩn nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch và kế hoạch triển khai. Quy định này đã xác định các tiêu chí tối thiểu đối với NVS (khu nhà cố định hoặc di động, gồm có phòng vệ sinh và khu vực rửa tay) đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch tại các điểm tham quan du lịch, điểm dừng chân và các địa điểm phục vụ khách du lịch khác như: phải đáp ứng điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế; ngoài ra còn có các tiêu chí khác như có biển báo bằng tiếng Việt và tiếng Anh, có ký hiệu bằng hình ảnh để phân biệt NVS nam và nữ; có vị trí thuận lợi, đầy đủ trang thiết bị, dễ tiếp cận, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách; có số lượng phòng phù hợp với số lượng khách có nhu cầu sử dụng; có đầy đủ trang thiết bị tiện nghi, hoạt động tốt; đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, đủ ánh sáng. Ở những nơi có điều kiện, mỗi khu vệ sinh cần có ít nhất một phòng vệ sinh cho người tàn tật... Tuy nhiên, thực trạng chung ở các khu, điểm du lịch hiện nay cho thấy, có NVS đã tốt, hoạt động được thì còn tốt hơn chứ nói gì đến NVS đạt chuẩn phục vụ khách du lịch theo tiêu chuẩn trong Quy định tạm thời nói trên.

Không phải chỉ miền Tây Nam Bộ mà trên cả nước thời điểm này, ngay cả những trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM... tình trạng nhà vệ sinh bẩn, xập xệ cũng tràn lan. Chỉ lấy ví dụ ở Quảng Nam, tỉnh được coi là rất tích cực trong việc tạo các chính sách, ưu đãi đầu tư, tâm huyết với việc phát triển du lịch và là tỉnh đi tiên phong trong việc giữ gìn môi trường, xây dựng hình ảnh đẹp. Tuy nhiên, theo thống kê hiện trạng hạ tầng cấp thiết do Sở VHTTDL Quảng Nam khảo sát tại 67 khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh thì chỉ mới có 31 khu, điểm du lịch cơ bản có nơi đỗ xe, nhà đón tiếp và chỉ có 36 NVS nhưng hầu hết chưa đạt chuẩn. Nhiều công trình vệ sinh trong tình trạng xuống cấp hoặc đóng cửa do cũ nát, không có nhân viên phục vụ. Một số NVS diện tích không đảm bảo theo quy định, trang thiết bị bên trong kém chất lượng, không đảm bảo điều kiện vệ sinh, thẩm mỹ, thậm chí thường xuyên thiếu xà phòng, giấy vệ sinh, có mùi hôi... Hạ tầng phục vụ du lịch mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu phát triển du lịch, còn thiếu khoảng 70% gồm các hạng mục như NVS công cộng, cầu cảng, cầu tàu du lịch, hệ thống giao thông… tại khu, điểm du lịch.

Để khắc phục tình trạng thiếu NVS phục vụ khách du lịch và NVS không đảm bảo tiêu chuẩn, lãnh đạo TCDL cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm giải pháp và tăng cường xã hội hóa để xây dựng nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, hướng tới đạt mục tiêu đề ra, 100% khu, điểm du lịch có nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Tiến hành rà soát, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, đề xuất những giải pháp phù hợp và sớm ban hành quy định về tiêu chuẩn nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch đảm bảo phù hợp thực tế.

Theo Báo Văn hóa


Theo Báo Văn hóa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]