(vhds.baothanhhoa.vn) - Tọa lạc ở làng Đô Mỹ, xã Hà Tân (Hà Trung), nằm bên cạnh đình làng, chùa Đô Mỹ với những dấu tích văn hóa, lịch sử là địa điểm vãn cảnh, chiêm bái tâm linh của du khách xa gần.

Thăm chùa Đô Mỹ

Tọa lạc ở làng Đô Mỹ, xã Hà Tân (Hà Trung), nằm bên cạnh đình làng, chùa Đô Mỹ với những dấu tích văn hóa, lịch sử là địa điểm vãn cảnh, chiêm bái tâm linh của du khách xa gần.

Thăm chùa Đô Mỹ

Chùa Đô Mỹ còn được biết đến với tên gọi chùa Kho và Hưng Phúc tự.

Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, chùa Đô Mỹ xưa kia được biết đến với tên gọi chùa Kho, nằm ở phía tây của làng và không ai biết chính xác thời gian chùa được khởi dựng. Đến cuối thời Nguyễn (triều Vua Khải Định), chùa được di chuyển về bên cạnh đình làng, nên từ đó thường gọi tên chùa Đô Mỹ (còn gọi là Hưng Phúc tự).Thăm chùa Đô Mỹ

Chùa Đô Mỹ từng là một địa chỉ cách mạng trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc.

Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, chùa Đô Mỹ được biết đến như một địa chỉ cách mạng, là địa điểm liên lạc của các đồng chí lãnh đạo phong trào cách mạng, Tỉnh bộ Thanh Hóa, Tỉnh bộ Việt Minh.

Cách chiến khu Ngọc Trạo không xa, chùa Đô Mỹ còn là “hậu phương” tiếp tế lương thực, thực phẩm cho chiến khu. Đặc biệt, đồng chí Trần Tử Bình - Xứ ủy viên Bắc Kỳ sau khi vượt ngục Hỏa Lò đã về đây hoạt động cách mạng, chuẩn bị mọi điều kiện để cùng cả nước làm nên thắng lợi của Cuộc cách mạng Tháng 8-1945.

Thăm chùa Đô Mỹ

Lầu Quan Âm trong chùa Đô Mỹ.

Với những giá trị lưu giữ, năm 1996 chùa Đô Mỹ được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Tuy nhiên, trải qua thời gian và biến động lịch sử, đến cuối thế kỷ XX, kiến trúc xưa kia của chùa Đô Mỹ đã cơ bản không còn giữ được.

Thăm chùa Đô Mỹ

Cùng với bát hương, tòa Cửu Long được xem là hiện vật xưa còn giữ được của di tích chùa Đô Mỹ.

Mong muốn khôi phục lại diện mạo vốn có của di tích nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân và du khách thập phương, dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của cơ quan chuyên môn, chính quyền các cấp, di tích chùa Đô Mỹ đã từng bước được tôn tạo bằng nguồn kinh phí xã hội hóa.

Thăm chùa Đô Mỹ

Ban thờ Mẫu trong chùa Đô Mỹ.

Từng hạng mục trong di tích đã được hoàn thiện như tam quan, chính điện (Đại hùng Bảo điện), nhà Mẫu, lầu Quan Âm, nhà Tứ ân…

Thăm chùa Đô Mỹ

Chùa Đô Mỹ được tôn tạo từ nguồn xã hội hóa.

Sau những nỗ lực tôn tạo, hiện nay chùa Đô Mỹ là địa điểm tâm linh chiêm bái hấp dẫn du khách xa gần.

Sư cô Thích Đàm Hưng, trụ trì chùa Đô Mỹ 20 năm qua cho biết: “Nhớ những ngày đầu về đây, di tích chủ yếu chỉ còn nền móng và một số hiện vật (bát hương, tòa Cửu long…). Để di tích có diện mạo khang trang như ngày hôm nay là nhờ tấm lòng phát tâm công đức của Phật tử, người dân, doanh nghiệp và du khách muôn phương khi về với chùa".

Khánh Lộc


Khánh Lộc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]