(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong những năm gần đây xứ Thanh ngày càng được đông đảo du khách trong nước và quốc tế đánh giá là điểm đến hấp dẫn, không chỉ bởi giá trị tài nguyên, cơ sở vật chất hiện đại... mà yếu tố then chốt chính là bởi sự nồng nhiệt, hiếu khách của người dân, những người kinh doanh dịch vụ du lịch.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa nỗ lực ‘ghi điểm’ với du khách nhờ sự thân thiện

Trong những năm gần đây xứ Thanh ngày càng được đông đảo du khách trong nước và quốc tế đánh giá là điểm đến hấp dẫn, không chỉ bởi giá trị tài nguyên, cơ sở vật chất hiện đại... mà yếu tố then chốt chính là bởi sự nồng nhiệt, hiếu khách của người dân, những người kinh doanh dịch vụ du lịch.

Với nguồn tài nguyên phong phú, Thanh Hóa đang hướng đến mục tiêu sớm trở thành một trong những trọng điểm du lịch quốc gia. Để hiện thực hóa mục tiêu này, “làm sạch” hay “làm mới” môi trường du lịch vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp trọng tâm.

Xác định việc ứng xử có văn hóa và thân thiện với khách du lịch là một hành vi không phải lúc nào cũng đến từ tinh thần tự nguyện, mà phải có áp lực từ phía các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương. Chính vì vậy, trong thời gian qua Sở VH,TT&DL đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều chương trình, kế hoạch hành động. Cụ thể như: Kế hoạch số 135 về việc thực hiện Chỉ thị 18 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Kế hoạch số 119 về việc triển khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch... Với mục đích tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện nhằm tạo dựng thương hiệu, thu hút khách du lịch đến với Thanh Hóa, góp phần khẳng định vai trò của ngành kinh tế tổng hợp và trọng điểm của tỉnh.

Để đạt được mục tiêu, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp quan trọng. Về công tác tuyên truyền, tỉnh đã xây dựng và phát hành các ấn phẩm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài với nội dung về công tác xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh du lịch; cung cấp thông tin cần thiết cũng như khuyến cáo đối với người dân, du khách về những vấn đề cần lưu ý tại mỗi điểm đến. Đồng thời tuyên truyền đến người dân, đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh du lịch các chủ trương, chính sách, quy định, văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành về công tác quản lý môi trường du lịch và việc đẩy mạnh xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện...

Du lịch an toàn, văn minh, thân thiện là mục tiêu mà Thanh Hóa hướng tới.

Về công tác quản lý nhà nước, tỉnh cũng đã có chủ trương thiết lập các số điện thoại đường dây nóng từ tỉnh đến cơ sở, đồng thời phối hợp với các đơn vị như: Trung tâm cấp cứu 115, cảnh sát cơ động 113, quản lý thị trường, các lực lượng chức năng nhằm tiếp nhận và xử lý các tình huống khẩn cấp mà du khách gặp phải. Bên cạnh đó, thành lập trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp, tư vấn và giới thiệu việc làm cho các đối tượng lang thang, bán hàng rong, ăn mày, ăn xin... trên địa bàn toàn tỉnh. Tập huấn công tác quản lý và nghiệp vụ cho công chức nhà nước, cán bộ quản lý du lịch tại các địa phương, các khu, điểm du lịch...

Đó là cách làm từ phía quản lý nhà nước, đối với cộng đồng dân cư - những người được hưởng lợi trực tiếp từ lợi nhuận mà du lịch mang lại và trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch cũng đã có những thay đổi tích cực.

Tại một buổi tập huấn nghiệp vụ du lịch, do Sở VH,TT&DL tổ chức, chúng tôi may mắn có dịp gặp gỡ trực tiếp những hộ làm du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bá Thước. Mặc dù du lịch nơi đây mới chỉ bắt đầu phát triển, song người dân rất chú trọng đến chất lượng phục vụ và tạo dựng niềm tin cho du khách.

Ông Hà Ngọc Bàn (bản Đôn, xã Thành Lâm, Bá Thước) cho biết, trong thời gian qua các hộ làm du lịch trên địa bàn xã chúng tôi đã bắt đầu đón khách đến tham quan, nghỉ trọ. Để tạo tâm lý thoải mái cho du khách, chúng tôi rất quan tâm đến tâm lý của họ cũng như sở thích, thói quen của từng đối tượng du khách. Bởi khách Tây và khách Việt có những sở thích khác nhau. Nhưng hơn tất cả, chúng tôi xem họ như người thân của mình.

Trao đổi về vấn đề này, bà Vương Thị Hải Yến - Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL cho rằng: Để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về môi trường du lịch, gồm cả môi trường xã hội và môi trường tự nhiên, cần sự tham gia của tất cả các yếu tố. Trong đó, cần đặc biệt nhấn mạnh đến sự chuyển biến trong nhận thức về vai trò của du lịch và cách làm du lịch của chính quyền địa phương, người làm du lịch và cộng đồng dân cư. Trong đó, một nhân tố đặc biệt quan trọng là văn hóa du lịch, thể hiện qua cách giao tiếp, ứng xử, thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói... toát lên sự thân thiện và chuyên nghiệp. Chiếu theo những tiêu chí ấy, không thể phủ nhận, trong những năm gần đây môi trường du lịch Thanh Hóa đã có sự cải thiện tương đối tích cực.

Theo báo cáo của Sở VH,TT&DL, trong giai đoạn từ 2006 - 2016, toàn tỉnh đón được trên 38,2 triệu lượt khách (trong đó khách quốc tế là 668.777 lượt khách), phục vụ gần 70 triệu ngày khách, mang về nguồn thu trên 28 nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2017 vừa qua, toàn tỉnh đón 7 triệu lượt khách (tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2016), tổng thu ước đạt 8 nghìn tỷ đồng (tăng 26,9% so với năm 2016).

Hoài Anh


Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]