Điểm tựa cho những người yếu thế
Với mong muốn giúp người khuyết tật, người nghèo có thêm việc làm, tăng thu nhập, những năm qua Doanh nghiệp “Tạo việc làm tươi sáng” của bà Lê Thị Thuận (thôn Viên Khê 1, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn) đã trở thành địa chỉ tin cậy, là mái nhà thứ hai cho những người yếu thế.
Trước đây bà Lê Thị Thuận (61 tuổi) hội viên phụ nữ xã Đông Khê, chủ doanh nghiệp “Tạo việc làm tươi sáng” cũng từng gặp khó khăn trong vận động. Bà luôn thấu hiểu hoàn cảnh, nhu cầu có việc làm của người khuyết tật, người nghèo, đồng thời giúp họ giảm bớt tự ti, có cơ hội vươn lên trong cuộc sống.
Nói về những khó khăn ban đầu khi mới thành lập, bà Thuận cho biết, lúc đầu do không có vốn gia đình phải chạy vạy khắp nơi vay mượn anh em, họ hàng. Năm 2014 doanh nghiệp đi vào hoạt động, khi mới thành lập chỉ có khoảng 14 đến 15 người, chủ yếu là người khuyết tật, người nghèo, lao động trung niên. Hàng hóa bấy giờ cũng không phong phú, khó cạnh tranh về số lượng, chất lượng.
Bản thân những người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn trong học nghề, đặc biệt là tìm công việc phù hợp với sức khỏe, trình độ, trong khi nhiều doanh nghiệp còn e ngại khi tuyển dụng.
Sau gần 7 năm hoạt động, doanh nghiệp đã dạy nghề miễn phí, hỗ trợ cho gần 50 lao động từ các xã trên địa bàn huyện Đông Sơn, chủ yếu là những người yếu thế có việc làm, tự tạo thu nhập bình quân từ 2 triệu đồng - 3 triệu đồng/tháng. Số tiền tuy không lớn nhưng cũng đủ để bản thân người khuyết tật tự trang trải cho bản thân, điều quan trọng, giúp họ có thêm niềm vui, sự phấn khởi trong cuộc sống.
Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm, đáp ứng yêu cầu khát khe về mẫu mã, chất lượng của thị trường, doanh nghiệp thường xuyên mời giảng viên có kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, dạy nghề cho người khuyết tật, người nghèo.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng liên tục đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng, đa dạng các mặt hàng sản phẩm thủ công mỹ nghệ, với các mặt hàng làm từ cói như giỏ hoa, mâm, làn, dép, hộp đựng giấy, khay đựng…xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ. Hàng năm, trừ chi phí doanh nghiệp cho doanh thu đạt trên 200 triệu đồng/năm.
Năm 2018, các thành viên của doanh nghiệp tham gia câu lạc bộ “Thanh niên khuyết tật khởi nghiệp” và có nhiều sản phẩm dự thi ngày phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp đạt giải xuất sắc cấp tỉnh. Cùng với 86 sản phẩm của 63 tỉnh thành tham gia bình chọn sản phẩm uy tín, chất lượng.
Thời gian tới, doanh nghiệp sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng quay mô đào tạo, giúp đỡ nhiều người khuyết tật hơn nữa có công việc, thu nhập ổn định, thực sự hòa nhập với cộng đồng.
Thời buổi kinh tế khó khăn, doanh nghiệp “Tạo việc làm tươi sáng” cũng phải cạnh tranh với nhiều đơn vị, nhưng bằng tình yêu thương dành cho người khuyết tật, vị nữ giám đốc đã có sự linh hoạt trong quản lý, điều hành, mềm dẻo, khéo léo trong giao tiếp để có thêm thị trường, tạo việc làm cho người lao động.
TRUNG LÊ - THU THỦY
{name} - {time}
-
13 phút trước
Đường sắt sắp chạy ‘Đoàn tàu Thống Nhất’ mang đậm dấu ấn lịch sử
-
1 giờ trước
Tàu du lịch phải trả lại tiền cho khách do cung cấp dịch vụ không đúng cam kết
-
11:15 02/12/2021
Đảm bảo an toàn tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em
Xanh mướt nông trại 2T Farm
Trên công trường xây dựng công trình thủy lợi hiện đại sông Lèn
Huyện Quan Sơn hoàn thành công tác hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn
Nỗi lo “điểm đen” tai nạn giao thông trên QL 217
Tăng cường đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về tài nguyên khoáng sản
Trân trọng cuộc sống bình thường mới
Nhiều người đổ dồn về khu vực dự án khu dân cư dọc hai bên đường CSEDP gây mất trật tự
Phụ nữ huyện Quảng Xương hướng tới Đại hội đại biểu phụ nữ Thanh Hóa
Nông dân tập trung chăm sóc cây trồng vụ đông