Dinh Độc Lập - Những giá trị lịch sử và kiến trúc
TP Hồ Chí Minh những ngày tháng 4 lịch sử. Rất đông Nhân dân và du khách đã có mặt tại Dinh Độc Lập tại TP Hồ Chí Minh để ghi lại những khoảnh khắc đẹp đẽ cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cuốn sách: “Dinh Độc lập - Lịch sử và biến động” của tác giả Hồ Sơn Đài do Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật ấn hành sẽ cung cấp thêm những thông tin về công trình kiến trúc, nơi ghi dấu nhiều sự kiện lớn trong tiến trình lịch sử Việt Nam thời cận - hiện đại.
Với 5 chương, cuốn sách “Dinh Độc Lập - Lịch sử và biến động” là cuốn sách đầu tiên tái hiện khá đầy đủ và toàn diện lịch sử Dinh Độc Lập. Trên nền đất Dinh Độc Lập vốn là Dinh Norodom. Sau khi đánh chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ, cùng với việc quy hoạch TP Sài Gòn, năm 1868, thực dân Pháp xây dựng một tòa nhà làm tổng hành dinh cho công cuộc cai trị và tiếp tục tiến công xâm lược toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Nằm trong vườn cây tại vị trí trung tâm, đắc địa nhất Sài Gòn với lối kiến trúc mang đậm phong cách châu Âu phô trương sức mạnh chuyên chế thời cận đại, Dinh Norodom ra đời như một biểu tượng thị uy sức mạnh của Pháp thời kỳ ấy. Về tên gọi vì sao là Norodom, sách cung cấp thông tin lý giải: Dinh Thống đốc Nam Kỳ ngự trên khuôn viên đối diện với Đại lộ Norodom, vì thế dinh này được gọi luôn là Dinh Norodom. Như vậy được khánh thành và đưa vào sử dụng từ năm 1873, Dinh Norodom trở thành nơi đặt các cơ quan quyền lực cao nhất của chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam.
Dinh Norodom từ năm 1954 đổi tên thành Dinh Độc Lập bị đập bỏ sau gần một trăm năm tồn tại. Một Dinh Độc Lập mới được xây dựng do chính người Việt Nam thiết kế và thi công. Đó là dinh thự có phong cách kiến trúc hiện đại kết hợp hài hòa với nét dáng phương Đông. Bố cục toàn tòa nhà cũng như sân vườn như những tác phẩm nghệ thuật vừa tiếp cận các yếu tố khoa học kỹ thuật tiên tiến vừa chứa đựng triết lý cổ truyền sâu sắc.
Ba mươi năm sau ngày Nam bộ kháng chiến, Dinh Độc Lập trở thành trụ sở của Ủy ban Quân quản TP Sài Gòn - Gia Định, nơi điều hành công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh và lát đặt những viên gạch đầu tiên trên chặng đường cùng cả nước xây dựng chế độ xã hội mới. Hàng loạt sự kiện lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của Việt Nam và thế giới chọn Dinh Độc Lập làm địa điểm tổ chức. Với tư cách một di tích lịch sử - văn hóa, di tích quốc gia đặc biệt, dinh là điểm đến của hàng triệu khách tham quan trong và ngoài nước, nhiều người không chỉ đến một lần.
Dinh Độc Lập - những ngày tháng 4 này đã trở thành điểm hẹn lịch sử của rất đông Nhân dân và du khách. Dinh Độc Lập - một chứng tích, một công trình kiến trúc hết sức ý nghĩa, nơi ghi dấu tiến trình bền bỉ và quyết liệt của Nhân dân Việt Nam với tinh thần: Không có gì quý hơn độc lập tự do. Với tinh thần ấy, con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam quyết đem hết tinh thần, vật chất, tính mạng và của cải để bảo vệ, giữ gìn nền hòa bình, độc lập, tự do thiêng liêng ấy.
Mạc Danh (CTV)
{name} - {time}
-
2025-04-30 10:49:00
Ý nghĩa của sự kiện lần đầu rước xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ sang Việt Nam
-
2025-04-30 10:24:00
“Điều lớn lao còn lại hôm nay”...
-
2025-04-29 08:57:00
Tổng duyệt trình diễn drone mừng 50 năm thống nhất đất nước
Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4 khác duyệt binh như thế nào?
Về câu tục ngữ “Ông tha nhưng bà chẳng tha...”
Phim tài liệu về hành trình của 33 “anh trai vượt ngàn chông gai” sắp ra mắt
Hàng ngàn người tham dự Festival khinh khí cầu lớn nhất Việt Nam
Cuộc chiến vi mạch
“Điểm hẹn tài năng”: Sân chơi âm nhạc mới trên sóng truyền hình VTV
Tổ chức Đợt phim Kỷ niệm các ngày lễ lớn 30/4, 1/5, 7/5 năm 2025
Lịch sử, văn hóa, điểm đến liệu có bị “nhấn chìm” sau đặt lại tên xã, phường?
Chiến thắng 30/4 - Chiến thắng của văn hóa, truyền thống và lịch sử Việt Nam