(vhds.baothanhhoa.vn) - Gần 2 năm dịch COVID-19 bùng phát, hơn một nghìn doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không còn khả năng chống đỡ, buộc phải tạm ngừng hoạt động, thậm chí giải thể. Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và Quyết định 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, được xem là “phao cứu sinh”, tiếp sức cho doanh nghiệp vượt khó, vươn lên, phát triển sản xuất.

Doanh nghiệp trước đại dịch COVID-19: Tiếp sức cho doanh nghiệp

Gần 2 năm dịch COVID-19 bùng phát, hơn một nghìn doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không còn khả năng chống đỡ, buộc phải tạm ngừng hoạt động, thậm chí giải thể. Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và Quyết định 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, được xem là “phao cứu sinh”, tiếp sức cho doanh nghiệp vượt khó, vươn lên, phát triển sản xuất.

Doanh nghiệp trước đại dịch COVID-19: Tiếp sức cho doanh nghiệpCông ty TNHH may mặc Hoàng Tùng là doanh nghiệp thứ 4 được NHCSXH tỉnh Thanh Hóa giải ngân vốn vay theo Nghị quyết số 68/NQ-CP.

Đại dịch COVID-19 kéo dài, đặc biệt là đợt bùng phát dịch lần thứ 4 đã khiến hơn 20 nghìn doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ lâm vào tình trạng khốn khó. Thống kê từ Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, cho thấy: 9 tháng năm 2021, trên địa bàn tỉnh có 1.125 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và 237 doanh nghiệp thông báo giải thể, chấm dứt hoạt động.

Trước những khó khăn trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện cấp thiết các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, như: tăng cường tuyên truyền, thông tin tới các doanh nghiệp và người lao động về tình hình diễn biến dịch bệnh, các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát để doanh nghiệp và người lao động yên tâm, ổn định sản xuất, kinh doanh; nắm bắt khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để xem xét giải quyết, hỗ trợ phù hợp. Các ngành, địa phương đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật để giúp các doanh nghiệp nhanh chóng thực hiện dự án, phục vụ tăng trưởng kinh tế của địa phương…Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 1-7-2021 của Chính phủ, Quyết định số 23/QĐ-TTg, ngày 7-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ được xem như phao cứu sinh, tiếp sức cho doanh nghiệp vượt khó, vươn lên phát triển sản xuất. Vì vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Công văn số 313-CV/TU về việc triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định 23/QĐ-TTg. Đồng thời, yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh khẩn trương tổ chức quán triệt, triển khai chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh bảo đảm kịp thời, đúng nguyên tắc, đối tượng, điều kiện, nội dung hỗ trợ, đảm bảo công khai, minh bạch.

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Thanh Hóa là đơn vị được giao nhiệm vụ hỗ trợ nhóm người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc; trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất kinh doanh. Ông Nguyễn Tiến Trứ, Phó Giám đốc

NHCSXH Thanh Hóa, cho biết: Ngoài tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai, thực hiện chính sách kịp thời, NHCSXH Thanh Hóa đã có văn bản đề nghị các đơn vị liên quan phối hợp phổ biến, nắm bắt nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, người sử dụng lao động. Nhất là, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện việc xác nhận hoàn thành quyết toán thuế năm 2020 của người sử dụng lao động để làm thủ tục cho vay theo quy định tại Quyết định số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chính sách cho vay theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/QĐ-TTg là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của NHCSXH, nên ngoài tiếp tục phối hợp với các cơ quan truyền thông, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, tuyên truyền rộng rãi về chính sách cho vay đến các đối tượng thụ hưởng, ngân hàng đã phối hợp với các đơn vị có liên quan nắm bắt nhu cầu vốn của đối tượng thụ hưởng để chủ động báo cáo cấp trên tổng hợp nhu cầu vốn kịp thời. Trên cơ sở hồ sơ người sử dụng lao động đủ điều kiện vay vốn, NHCSXH Thanh Hóa khẩn trương kiểm tra, thẩm định và chuẩn bị điều kiện tốt nhất để giải ngân ngay đến người sử dụng lao động. Hiện ngân hàng đang phối hợp với địa phương và các ngành liên quan tiến hành rà soát, đảm bảo chính sách được thực hiện công khai, minh bạch, đúng đối tượng.

Cũng theo ông Nguyễn Tiến Trứ, đến thời điểm ngày 30-9-2021, NHCSXH Thanh Hóa đã nhận 5 hồ sơ của doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn và đã có 4 doanh nghiệp được giải ngân, với số tiền 2,4 tỷ đồng, gồm: Công ty CP Dịch vụ may xuất khẩu Xuân Lam có trụ sở tại thị trấn Lam Sơn (Thọ Xuân), Công ty CP Xây lắp điện và dịch vụ điện Tín Nghĩa (Thường Xuân), Công ty CP Dạ Lan (TP Thanh Hóa) và Công ty TNHH may mặc Hoàng Tùng, địa chỉ thôn Bỉ Kiều, xã Trung Chính (Nông Cống). Chính sách này vẫn còn thực hiện đến tháng 4-2022, do vậy, thời gian tới, với chức năng, nhiệm vụ được giao, NHCSXH tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành rà soát, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của doanh nghiệp để có hỗ trợ kịp thời, giúp các doanh nghiệp vượt qua thời điểm khó khăn, có thêm nguồn lực phục hồi sản xuất.

Ngoài chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 6.256 đơn vị, doanh nghiệp với 278.512 lao động được hỗ trợ giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, với tổng số tiền giảm mức đóng là 18.674.498.415 đồng;...

Có thể nói, với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và quán triệt quan điểm thực hiện “mục tiêu kép” của Chính phủ, sự ra đời của Nghị quyết 68/NQ-CP cùng với các chính sách của tỉnh đã góp phần củng cố niềm tin, động lực, để người lao động và doanh nghiệp vững vàng vượt qua đại dịch.

Bài và ảnh: Minh xuyên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]