Độc đáo những sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam trong tháng 4
Chuỗi hoạt động đặc sắc với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), từ ngày 1/4-4/5. Đây là hoạt động hưởng ứng tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).
Sắc màu vùng sao sẽ rực rỡ tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng Tư. (Ảnh minh họa: Mai Mai/Vietnam+)
Theo đó, chương trình bao gồm các hoạt động điểm nhấn như “Điểm hẹn vùng cao” và giới thiệu không gian văn hóa, du lịch địa phương. Trong đó, “Điểm hẹn vùng cao” tái hiện không gian chợ phiên vùng cao các dân tộc Tây Bắc, Đông Bắc.
Tại đây, du khách có thể cảm nhận được không khí chợ phiên vùng cao, thưởng thức ẩm thực, đặc sản truyền thống, văn hóa dân tộc, trò chơi dân gian do chính những chủ thể vùng cao thực hiện.
Không gian chợ có quy mô hơn 40 gian hàng (33 gian hàng chợ vùng cao, 10 gian nhà lá và 9 gian hàng nước) sẽ giới thiệu các sản vật đặc trưng địa phương như thổ cẩm, đồ mỹ nghệ, rượu, hương liệu, thuốc nam, măng khô, miến dong, mật ong...
Ngoài ra, không gian ảnh sắc màu văn hóa vùng cao với hơn 100 bức ảnh sẽ được trưng bày dọc tuyến đường vào chợ vùng cao và trước không gian giới thiệu văn hóa du lịch tỉnh Lai Châu.
Đồng bào thiểu số sẽ giới thiệu bản sắc dân tộc mình tại Làng. (Ảnh minh họa: Mai Mai/Vietnam+)
Không chỉ được thưởng thức ẩm thực, du khách tham gia phiên chợ vùng cao còn được hòa mình trong chương trình “Sắc màu chợ phiên” của đồng bào với các tiết mục biểu diễn dân ca, dân vũ với chủ đề ca ngợi quê hương đất nước, bản sắc dân tộc vùng miền và các trò chơi dân gian như đánh quay (tu lu), đánh pao, đánh yến, đu dây, đẩy gậy...
Không gian văn hóa, du lịch địa phương sẽ có các hoạt động giới thiệu nét văn hóa hát then, đàn tính của đồng bào dân tộc Tày, Nùng tỉnh Cao Bằng; chương trình dân ca, dân vũ “Tự hào con cháu Rồng Tiên” tại ngôi nhà chung dịp Giỗ Tổ Hùng Vương; trưng bày, giới thiệu du lịch tỉnh Bình Định...
Đặc biệt, dịp cuối tuần sẽ có hoạt động tái hiện trích đoạn nghi thức cúng ma bản của dân tộc Khơ Mú tỉnh Sơn La; chương trình dân ca, dân vũ “Sắc hoa cao nguyên” của đồng bào các dân tộc phía Bắc đang hoạt động hàng ngày tại Làng...
Ban tổ chức cho hay hơn 100 người dân của 16 dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng là già làng, trưởng bản, nghệ nhân, đồng bào các dân tộc Tày, Nùng (Thái Nguyên), Dao (Hà Nội), Mông (Hà Giang), Mường (Hòa Bình), Lào, Thái, Khơ Mú (Sơn La), Tà Ôi, Cơ Tu (TP Huế), Xơ Đăng (Kon Tum), Ba Na, Gia Rai (Gia Lai), Raglai (Ninh Thuận), Ê Đê (Đắk Lắk), Khmer (Sóc Trăng) sẽ tham gia các hoạt động trên.
Ngoài ra, trong đợt cao điểm nghỉ lễ từ 30/4 - 4/5, các hoạt động còn có sự tham gia của 25 đồng bào dân tộc Xinh Mun (tỉnh Sơn La), 40 đồng bào dân tộc Hà Nhì, dân tộc Mông (tỉnh Lai Châu).../.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-04-03 09:58:00
Phát huy giá trị để di tích Nhà tù Hỏa Lò trở thành điểm đến thu hút du khách
-
2025-04-03 09:56:00
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: Bản sắc văn hóa của người Việt Nam
-
2025-04-02 08:41:00
Lối đi nào cho những bộ phim tiếp theo về Trịnh Công Sơn?
Gìn giữ nét truyền thống qua các trò chơi dân gian
Đặc sắc lễ hội Cầu Ngư của cư dân miền biển xứ Thanh
Cỗ máy tư duy vĩ đại - Chuyện về NVIDIA
Nữ chính "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt” kiếm được bao nhiêu tiền cát-xê?
Tại sao được nói dối vào ngày Cá tháng Tư?
“Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - phim về những con người đất thép thành đồng
Hội nghị Nhà báo Thế giới ở Hàn Quốc: Báo chí trong thời đại trí tuệ nhân tạo
Dự kiến 13.000 người tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Ngày tết Thanh minh...