(vhds.baothanhhoa.vn) - Là thôn đặc biệt khó khăn nhất của xã vùng cao Văn Nho (Bá Thước), những năm qua cuộc sống của hàng chục hộ dân thôn Xà Luốc luôn thiếu thốn. Không nhà văn hóa, không nước sạch sinh hoạt, giao thông đi lại khó khăn, vất vả.

“3 không” ở Xà Luốc

Là thôn đặc biệt khó khăn nhất của xã vùng cao Văn Nho (Bá Thước), những năm qua cuộc sống của hàng chục hộ dân thôn Xà Luốc luôn thiếu thốn. Không nhà văn hóa, không nước sạch sinh hoạt, giao thông đi lại khó khăn, vất vả.

“3 không” ở Xà Luốc

Từ trung tâm xã Văn Nho để đến được thôn Xà Luốc, chúng tôi phải chật vật băng qua con đường đất dài hơn 5km. Vào mùa mưa con đường thường sình lầy, trơn trượt gây khó khăn trong việc đi lại, giao thương buôn bán của người dân trong thôn. Dù không xa trung tâm xã, thế nhưng ở Xà Luốc hiện vẫn chưa có nhà văn hóa, chưa có nước sạch hợp vệ sinh, đường đi vất vả. Nhiều năm qua, người dân trong thôn vẫn mong mỏi có con đường bê tông để đi lại an toàn hơn.

Bí thư chi bộ thôn Xà Luốc Vi Hùng Thanh cho biết: “Xà Luốc hiện có 72 hộ với 337 nhân khẩu, nhưng có đến 46 hộ nghèo, đây là thôn khó khăn, xa xôi nhất của xã. Đồng bào Thái chiếm trên 97% dân số. Kinh tế chủ yếu dựa vào nghề trồng luồng, trồng lúa, tuy nhiên canh tác lạc hậu nên năng suất thấp. Cả thôn hiện chỉ có một đoạn đường bê tông dài chừng gần 1km, còn lại là đường đất.

“3 không” ở Xà LuốcLuồng là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng ở Pi Xó do giao thông đi lại khó khăn nên sản phẩm của người dân thường bị mất giá.

Khó khăn nhất vẫn là cụm dân cư Pi Xó, do đường sá đi lại khó khăn, điện lưới quốc gia mới có năm 2022 nên kinh tế của người dân gặp nhiều khó khăn. 100% hộ nghèo, học sinh vất vả với việc đi học xa vì không có điểm trường lẻ. Pi Xó hiện có 20 hộ với 87 nhân khẩu, bao đời nay vẫn sử dụng nguồn nước từ các con suối do một số công trình nước sạch sinh hoạt tập trung hư hỏng, xuống cấp, vừa không đủ lượng nước vừa không đảm bảo vệ sinh… Hơn nữa, do chưa có nhà văn hóa nên hầu như không có sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Cô giáo Hà Thị Tuyn, giáo viên điểm Trường Mầm non Chuông Cải (Trường Mầm non Văn Nho) cho biết, từ Pi Xó ra trạm y tế xã là 7 cây số, những khi người dân đau ốm, sinh đẻ… phải cáng võng đi bộ xuống trung tâm xã. Nếu không may gặp phải trời mưa, không thể di chuyển bằng xe máy, hầu hết chỉ có cách duy nhất là đi bộ. Mỗi lần như vậy, xuống dưới trung tâm phải mất mấy giờ đồng hồ. Chưa kể, ở đây không có điểm trường nên các cô giáo phải đi vận động từng học sinh. Các cô tìm được đến nhà trò cũng “bở hơi tai”...

“3 không” ở Xà LuốcMột số công trình nước sinh hoạt tập trung ở Pi Xó xuống cấp, hư hỏng... người dân phải sử dụng nguồn nước suối để sinh hoạt.

Có con đang học mầm non ở điểm lẻ Chuông Cải, cách cụm Pi Xó hơn 7 cây số, những ngày tạnh ráo chị Hà Thị Xoan (SN 1985, cụm dân cư Pi Xó) vẫn đều đặn chở con đi học bằng xe máy, những hôm mưa gió, đường trơn trượt, chị cũng như các phụ huynh khác trong Pi Xó lại phải dậy thật sớm nấu cơm, đùm nắm rồi dắt con đi bộ để đến điểm trường. Có phụ huynh còn ở lại cả ngày chờ con học xong rồi đưa về vì đường lầy lội, khó đi.

Pi Xó là cụm dân cư gần như biệt lập sâu, cuộc sống tự cung, tự cấp nhờ vào vài sào lúa, một ít luồng… Ông Bùi Văn Sâm, Chủ tịch UBND xã Văn Nho chia sẻ: Trước đây nghèo lắm, đến cái ăn cái mặc còn không đủ, nuôi con lợn, con gà, có thóc lúa cũng không bán được. Không có đường giao thông thuận lợi là nguyên nhân khiến cho người dân đã nghèo lại càng nghèo hơn.

Bà con thôn Xà Luốc nói chung, cụm dân cư Pi Xó nói riêng chỉ mong mỏi các cấp quan tâm, tạo điều kiện để đầu tư mở đường giao thông, từ đó mở ra cơ hội thoát nghèo cho bà con, tạo điều kiện cho mỗi người xích lại gần nhau, giao lưu trao đổi hàng hóa…

Bài và ảnh: Trung Lê



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]