(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhờ nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện, bà con dân tộc vùng cao biên giới Mường Lát có điều kiện phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, vươn lên thoát nghèo bền vững.

“Bà đỡ” trong công tác giảm nghèo ở huyện biên giới Mường Lát

Nhờ nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện, bà con dân tộc vùng cao biên giới Mường Lát có điều kiện phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, vươn lên thoát nghèo bền vững.

“Bà đỡ” trong công tác giảm nghèo ở huyện biên giới Mường Lát

Trồng cây gai xanh đang là hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở huyện Mường Lát.

Mặc dù được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, cùng nhiều chính sách, cơ chế đặc thù, tuy nhiên đời sống bà con dân tộc ở Mường Lát vẫn còn nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo còn ở mức cao.

Để nguồn vốn tín dụng đến với người dân kịp thời và đúng đối tượng, Ngân hàng CSXH huyện đã tập trung triển khai công tác huy động nguồn vốn tại địa phương, phân bổ nguồn vốn tín dụng và triển khai kịp thời các chương trình cho vay mới đến các tổ chức tín dụng. Trong năm 2022, Ngân hàng CSXH huyện đã triển khai các chương trình cho vay, với trên 1.785 hộ được vay vốn, với số tiền trên 92 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 257.902 triệu đồng. Số dư nợ này chủ yếu là cho vay theo các chương trình: Cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay hỗ trợ việc làm, cho vay các hộ thuộc vùng dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn...

“Bà đỡ” trong công tác giảm nghèo ở huyện biên giới Mường Lát

Nhờ nguồn vốn vay, nhiều hộ dân đã mạnh dạn mua bò sinh sản, từ đó ổn định, cải thiện cuộc sống.

Được xem là “cánh tay nối dài” của Ngân hàng CSXH, thời gian qua các tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn huyện Mường Lát đã làm tốt vai trò là cầu nối, đưa nguồn vốn xuống tận cơ sở, phục vụ hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách. Nhờ vậy, các hộ có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia đình. Đến nay, toàn huyện có 124 Tổ tiết kiệm và vay vốn với 4.943 tổ viên.

Trước đây, gia đình ông Vi Văn Bôn, ở bản Xim, xã Quang Chiểu thuộc diện hộ cận nghèo, đời sống còn nhiều khó khăn. Sau khi được vay nguồn vốn 100 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện để chăn nuôi bò sinh sản, nay gia đình có 8 con, cuộc sống vì vậy cũng đỡ vất vả hơn trước.

Vài năm trở lại đây, từ nguồn vốn vay 100 triệu đồng của Ngân hàng CSXH, bà Hà Thị Nghiêm, xã Mường Chanh từ bỏ trồng ngô, sắn, keo để trồng cây gai xanh. Từ ngày chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giá trị kinh tế cao hơn hẳn các loại cây trồng khác.

“Bà đỡ” trong công tác giảm nghèo ở huyện biên giới Mường Lát

Chăn nuôi bò sinh sản của hộ gia đình ông Vi Văn Bôn, ở bản Xim, xã Quang Chiểu.

Ông Nguyễn Đức Thượng, Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Mường Lát cho biết, nhờ nguồn vốn chính sách, riêng năm 2022 cơ bản giúp các hộ dân có cơ hội đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng, kinh doanh buôn bán, xuất khẩu lao động, xây dựng công trình nước sạch, vệ sinh… Qua thực tế, các hộ sử dụng nguồn vốn vay rất hiệu quả. Họ đã đầu tư phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập gia đình, đến kỳ người dân trả nợ đúng quy định. Để nguồn vốn phát huy hiệu quả, song song với giải ngân vốn, Ngân hàng CSXH huyện đã giám sát chặt chẽ, đảm bảo nguồn vốn đến đúng đối tượng, qua đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

TRUNG LÊ


TRUNG LÊ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]