Bảo tồn và phát triển cây dược liệu quý tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu
Nằm trên địa phận các huyện Quan Hóa, Mường Lát, Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hu có nhiều cây dược liệu quý. Tuy nhiên do một thời gian dài khai thác không khoa học dẫn đến một số loài bị suy giảm, có những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Khu BTTN Pù Hu đã thực hiện Dự án khoa học công nghệ “Điều tra, bảo tồn và phát triển hai loài cây dược liệu ba kích, sa nhân tím tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu giai đoạn 2017-2021”.
Cây ba kích tại Khu BTTN Pù Hu.
Sau hơn 4 năm thực hiện dự án, khu bảo tồn đã xác định được hiện trạng phân bố và một số đặc điểm sinh thái học của 2 loài dược liệu quý ba kích và sa nhân tím. Đồng thời, tổ chức các hội nghị, ký cam kết bảo vệ tại 40 thôn, bản thuộc vùng đệm. Cán bộ dự án đã tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân thuộc khu vực vùng đệm trong việc bảo tồn, phát triển hai loài cây dược liệu quý nói trên.
Thực hiện dự án, đơn vị đã trồng thử nghiệm 7.500 cây sa nhân tím và 5.000 cây ba kích trên địa bàn huyện Quan Hóa, tỉ lệ sống đạt trên 90%, cho thấy khả năng thích nghi và sinh trưởng của 2 loại dược liệu này trong điều kiện bán tự nhiên tương đối tốt. Cây ba kích dự kiến năm thứ 4 có thể cho thu hoạch mỗi gốc từ 0,5 - 0,7kg, cây sa nhân mỗi ha cho thu hoạch 200 kg quả tươi.
Cây ba kích có tên khoa học là Morinda officinalis How thuộc họ cà phê, cây sống lâu năm, chịu bóng, mọc tốt ở các vùng đất khác nhau kể cả nơi đất nghèo kiệt. Cây còn có khả năng leo bám vào cây khác hoặc tự cuốn tạo thành bụi lớn. Trong y học, cây có nhiều tác dụng làm thuốc chữa bệnh như bổ não, thận hư, liệt dương, phong thấp, thần kinh suy nhược, mất ngủ, tiểu tiện không tự chủ, kinh nguyệt không đều, ho suyễn, tiêu chảy.
Cán bộ Khu BTTN Pù Hu kiểm tra mức độ sinh trưởng của cây sa nhân tím.
Cây sa nhân tím có tên khoa học Amomum Longiligulare T.L.Wu, thuộc họ gừng, là một loại cỏ cao từ 2 - 3 m. Sa nhân tím thường mọc hoang và được trồng ở các tỉnh miền núi Việt Nam, được xem như một vị thuốc kích thích, giúp tiêu hóa tốt, thường chữa được các bệnh như đau bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, tả lỵ. Một số nơi còn dùng cây sa nhân tím làm gia vị và chế biến mùi rượu.
Ông Đỗ Ngọc Dương, Giám đốc Khu BTTN Pù Hu cho biết: “Việc thực hiện thành công dự án bảo tồn cây ba kích và cây sa nhân tím đã giúp đơn vị đưa ra các giải pháp để bảo tồn, phát triển quần thể các loài cây dược liệu quý hiếm và cũng là cơ sở thông tin dữ liệu quan trọng để nhân rộng mô hình trồng 2 loài dược liệu này tại các thôn, bản vùng đệm của KBT”.
Khắc Công
{name} - {time}
- 2023-03-22 14:06:00
Trưởng thôn gương mẫu, làm kinh tế giỏi
- 2023-03-22 09:05:00
Cần sớm dẹp bỏ tình trạng chiếm dụng vỉa hè để kinh doanh buôn bán
- 2022-11-02 09:36:00
Nồi cháo thiện nguyện ấm lòng người bệnh ở Hậu Lộc
Đẩy mạnh cao điểm “90 ngày đêm” triển khai quy định Luật Cư trú năm 2020 và thực hiện Đề án 06 của Chính phủ
Mô hình “Lốp xe biển báo" ở thị trấn Rừng Thông
2 cây muỗm ở đình Liên Châu trở thành cây di sản
Cầu treo Bến Lậm bị xuống cấp nghiêm trọng
[Inforgraphics] - Quy tắc BE FAST: Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Về Đột Quỵ
Ra mắt mô hình “cưới văn minh” ở phường Thiệu Dương
Khởi nghiệp từ sản xuất và phát triển các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên
Công trình trái phép trên đất nông nghiệp: Đừng để thành “chuyện đã rồi”
[Infograpchis] - 8 quan niệm sai lầm về đột quỵ