(vhds.baothanhhoa.vn) - Không chỉ góp phần quan trọng trong chuyển đổi số, việc triển khai bệnh án điện tử tại các cơ sở y tế còn giúp giảm ngắn thời gian làm thủ tục khám, chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh cũng như đội ngũ y tế.

Bệnh án điện tử: Lợi cả đôi bên

Không chỉ góp phần quan trọng trong chuyển đổi số, việc triển khai bệnh án điện tử tại các cơ sở y tế còn giúp giảm ngắn thời gian làm thủ tục khám, chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh cũng như đội ngũ y tế.

Bệnh án điện tử: Lợi cả đôi bên

Bác sỹ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa nhập dữ liệu hồ sơ bệnh án của bệnh nhi trên phần mềm máy tính.

Thông tư số 46/2018/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 28-12-2018 quy định việc lập, sử dụng và quản lý hồ sơ bệnh án điện tử tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Qua khảo sát, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai khá hiệu quả bệnh án điện tử, từ đó người bệnh không phải lưu trữ tất cả các loại giấy tờ khi đi khám bệnh, chữa bệnh, như: Kết quả chẩn đoán, kết quả xét nghiệm, danh mục thuốc…, từ đó, chủ động phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ.

Thời gian qua, Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo các đơn vị tập trung chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo, tập huấn để nhân viên y tế thực hiện bệnh án điện tử. Theo lộ trình, chậm nhất đến hết năm 2023, các cơ sở khám, chữa bệnh hạng I trở lên đều triển khai bệnh án điện tử.

Bệnh viện Nhi Thanh Hóa hiện có 38 khoa, phòng, với trên 750 giường bệnh kế hoạch, mỗi ngày bệnh viện có khoảng 1.200 bệnh nhân điều trị nội trú, trên 700 khám ngoại trú. Nhờ việc thực hiện bệnh án điện tử, bệnh viện đã giúp người dân đến khám, chữa bệnh được nhập dữ liệu một cách nhanh chóng, chính xác.

Bệnh án điện tử: Lợi cả đôi bên

Bệnh án điện tử mang lại nhiều tiện lợi cho người bệnh.

Bác sỹ Hà Hoàng Minh, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi, cho biết: Nếu trước đây, trung bình mỗi năm bệnh viện tiếp nhận khoảng trên 40.000 bệnh án giấy khám, điều trị nội, ngoại trú. Dẫn đến việc không có nơi lưu trữ, kho tài liệu quá tải, gây lãng phí. Từ khi triển khai bệnh án điện tử, không chỉ bệnh nhân, ngay cả đội ngũ y tế ở đây đều thấy rõ được sự tiện lợi. Cụ thể, việc truyền tải dữ liệu người bệnh giữa các khoa, phòng triển khai nhanh chóng; bác sĩ dễ dàng tìm lại hồ sơ bệnh án của bệnh nhân, giảm thời gian thăm khám, hỗ trợ điều trị kịp thời, giúp nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị; giảm thiểu thời gian chờ đợi và cắt giảm các tục rườm rà cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân… Hiện nay, Bệnh viện Nhi đang sử dụng phần mềm của Công ty EHC, hàng năm tổ chức các đợt tập huấn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bệnh viện.

Bệnh án điện tử: Lợi cả đôi bên

Với số lượng bệnh nhân đông, việc triển khai Bệnh án điện tử góp phần giảm áp lực cho đội ngũ y tế.

Theo lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, mặc dù bệnh án điện tử mang lại nhiều tiện ích cho bệnh nhân và đội ngũ y tế, tuy nhiên để triển khai, ứng dụng, hầu hết các bệnh viện đều gặp không ít khó khăn.

Cụ thể, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng điều kiện để triển khai, trong khi hệ thống trang thiết bị y tế, máy móc được trang cấp từ lâu nay đã hư hỏng, xuống cấp, khó triển khai thực hiện phần mềm. Thêm vào đó, kinh phí đầu tư, trang bị thêm các thiết bị phần cứng mới ở các khoa, phòng, hệ thống máy chủ, phòng điều hành tập trung, hệ thống công nghệ thông tin… khá tốn kém.

Thực tế, khi các cơ sở y tế triển khai thực hiện bệnh án điện tử sẽ mang lại nhiều tính năng ưu việt, tạo thuận lợi cho người dân khi đến khám, chữa bệnh, cũng như giảm áp lực cho đội ngũ y tế.

TRUNG LÊ


TRUNG LÊ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]