Bí thư Chi đoàn làm kinh tế giỏi
Trong nhiều năm qua phong trào khởi nghiệp ở Chi đoàn thôn Phú Quang, xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh rất được quan tâm và phát huy được hiệu quả. Đến nay nhiều đoàn viên của thôn đã có nguồn thu nhập ổn định. Gương mẫu đi đầu trong Chi đoàn phải kể đến Bí thư Nguyễn Văn Tuấn.
Anh Nguyễn Văn Tuấn tại chuồng nuôi dúi của mình.
Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ: Năm 2016 khi đang làm ở Hà Nội thì tình cờ được biết đến loại dúi. Bản thân lúc ấy nhìn dúi anh khá thích thú. Anh bắt đầu tìm hiểu và đến trực tiếp hộ nuôi dúi để biết rõ hơn.
Sau thời gian làm ở Hà Nội thu nhập không ổn định anh quyết định về quê, bàn bạc với bố, mẹ tận dụng nguồn đất của gia đình và nguồn thức ăn sẵn có để chuyển sang nuôi dúi. Ban đầu anh mua về nuôi thử nhưng ở thời điểm đó chưa có nhiều kinh nghiệm nên dúi bị chết.
Cuối năm 2018 anh xây dựng chuồng trại kiên cố, mua các vật dụng cần thiết trong khâu chăm sóc với tồng giá trị là 150 triệu đồng, tìm nguồn giống và đưa gần 200 đôi bố mẹ và dúi nhỏ về nuôi với tổng giá trị 300 triệu đồng.
Cặp dúi bố mẹ nặng từ 4 đến 5 kg ở khu nuôi dúi của gia đình anh Tuấn.
Anh Tuấn chia sẻ: Từ khi gia đình chuyển sang nuôi dúi đã đem lại hiệu quả cao do thị trường có tiềm năng, thịt dúi là món ăn đặc sản.
Thời gian đầu nuôi rất vất vả vì kinh nghiệm chưa có, nhưng với sự kiên trì và tìm hiểu học hỏi đến nay đàn dúi của anh sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Hiện gia đình đã nhân giống được số lượng dúi lớn với 3 khu chuồng trại, có những thời điểm gia đình nuôi lên tới 500 con dúi con và 170 cặp dúi bố mẹ.
Đàn dúi con ở khu nuôi dúi của gia đình anh Tuấn.
Dúi là loại động vật gặm nhấm, ở sạch, ăn các loại thức ăn là ngô, mía và tre. Dúi không thích ở nơi có ánh sáng mặt trời, không thích tiếng động, vì vậy môi trường sống cũng cần phải đảm bảo sạch để cho dúi sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh.
Để giảm chi phí trong việc chăn nuôi gia đình tự trồng ngô, mía, tận dụng nguồn tre ở xung quanh gia đình làm nguồn thức ăn cho dúi.
Giá thành dúi bán ra thị trường hiện nay khoảng 1 triệu đồng/một cặp dúi con; dúi bố mẹ có giá giao động từ 4- 5 triệu đồng/một cặp. Thu nhập từ việc chăn nuôi dúi gia đình thu về 200 - 300 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí.
Cán bộ xã đến thăm mô hình nuôi dúi của gia đình anh Tuấn.
Từ những hiệu quả và thu nhập của việc chăn nuôi dúi gia đình anh đã ổn định kinh tế, có của ăn của để. Thời gian tới anh sẽ nhân rộng thêm quy mô chuồng trại để nuôi dúi thương phẩm cung cấp ra thị trường.
Mô hình nuôi dúi của anh Tuấn được đánh giá cao về tinh thần thanh niên khởi nghiệp. Nhiều năm liền anh được nhận Giấy khen của huyện và xã trong các phong trào hoạt động và làm kinh tế giỏi.
Bảo Thanh
.
{name} - {time}
- 2023-12-01 09:50:00
Thanh Hóa: Nỗ lực thực hiện Chương trình OCOP 2023
- 2023-12-01 09:42:00
CLB lý luận trẻ - nơi nuôi dưỡng lý tưởng cách mạng
- 2022-03-10 09:39:00
Làm giàu từ mô hình ấp trứng gia cầm
Khởi sắc nông thôn mới ở Tế Nông
Thọ Xuân: Hiệu quả bước đầu từ việc tinh gọn khu cách ly tập trung
Sức sống mới trên “vùng đất chết”
Gần 800 đoàn viên, thanh niên ở Quan Hóa được tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm
Lặng lẽ trong ngày lễ
Những người mẹ “đặc biệt”
Vượt cạn mùa dịch
Đồng Mười phấn đấu xây dựng khu phố kiểu mẫu trong năm 2022
Nhiều hoạt động của các cấp hội phụ nữ TP Thanh Hóa chào mừng Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII