(vhds.baothanhhoa.vn) - Thấy “bờ xôi ruộng mật” quê mình đang bị lãng phí khi người nông dân chỉ trồng một vụ lúa, anh Lê Duy Trọng, Bí thư đoàn xã Hoằng Tiến (Hoằng Hóa) đã mạnh dạn thuê lại đất đưa cây trồng mới vào sản xuất và cho năng suất cao.

Bí thư đoàn biến đất khó thành “ruộng mật”

Thấy “bờ xôi ruộng mật” quê mình đang bị lãng phí khi người nông dân chỉ trồng một vụ lúa, anh Lê Duy Trọng, Bí thư đoàn xã Hoằng Tiến (Hoằng Hóa) đã mạnh dạn thuê lại đất đưa cây trồng mới vào sản xuất và cho năng suất cao.

Bí thư đoàn biến đất khó thành “ruộng mật”

Anh Trọng bên cánh đồng khoai tây.

Sinh ra từ làng, nên ngay từ nhỏ cậu bé Trọng đã quen cảnh chân lấm tay bùn, lon ton đi sau mẹ ra đồng. Sau khi tốt nghiệp đại học, chàng thanh niên Trọng không chọn thành phố làm nơi lập nghiệp mà trở về quê gắn bó với nông nghiệp và quyết tâm mang lại giá trị mới cho đồng đất làng mình.

Cơ cấu cây trồng chủ yếu ở Hoằng Tiến vẫn là những cây truyền thống như lúa, ngô, lạc… người dân trồng với mục đích đủ ăn và chưa sinh lợi nhuận. Trong đó, nhiều hộ nông dân chỉ trồng một vụ lúa, thời gian còn lại đất rơi vào cảnh “bỏ hoang”. Nhìn thấy đất bị lãng phí, Trọng bàn với bạn mạnh dạn thuê lại đất, kể cả những diện tích đất khó sản xuất trong xã, tập trung thành cánh đồng mẫu lớn với gần 10 ha trồng ngô ngọt.

Dù đã có kinh nghiệm trong nông nghiệp, nhưng trước vụ gieo trồng Trọng dành nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về giống, cách thức sản xuất phù hợp với đồng đất địa phương nhằm mang lại năng suất cao nhất. Theo đó, 10 ha ngô ngọt được trồng theo phương thức mới, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật như máy lên luống, máy gieo hạt, máy bay phun thuốc trừ sâu… Kết quả, năng suất đạt 8 tạ/sào, doanh thu đạt 2,7 triệu/sào. Sản phẩm được công ty bao tiêu toàn bộ. Đây là mô hình đầu tiên trong xã sử dụng máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu, giúp người nông dân thay đổi nhận thức, bước đầu ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất.

Bí thư đoàn biến đất khó thành “ruộng mật”

Anh Lê Duy Trọng, người tiên phong trồng khoai tây Marabel – Đức.

Nối tiếp thành công mô hình ngô ngọt, cuối năm 2021 anh Trọng liên kết với Công ty CP Quốc tế An Việt đưa vào gieo trồng giống khoai tây Marabel – Đức. Sở dĩ anh chọn khoai tây bởi đây là loại giống mới được chọn lọc theo phương pháp nội nhập từ nước ngoài, có năng suất, chất lượng vượt trội hơn so với các giống khoai tây khác, năng suất trung bình mỗi vụ từ 1,5 - 2 tấn/sào, thời gian sinh trưởng ngắn và có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Ngoài việc áp dụng khoa học và sản xuất, anh phối hợp chặt chẽ với các ngành chuyên môn của huyện và kết nối với Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế An Việt trong việc cung cấp giống, hỗ trợ về phân bón, chế phẩm sinh học để chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây và bao tiêu sản phẩm.

Nhờ trồng đúng quy trình kỹ thuật công ty hướng dẫn nên năng suất vụ khoai tây đạt trung bình 1,6 tấn/sào. Anh Trọng cho biết, với giá thu mua của công ty là 7.000 đồng/kg, mỗi sào khoai tây anh thu về trên 10 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, lãi khoảng 5 - 6 triệu đồng/sào.

Bí thư đoàn biến đất khó thành “ruộng mật”

Nông dân vui mừng thu hoạch khoai tây.

Chị Lê Thị Lai, hộ nông dân tham gia trồng khoai tây vui mừng cho biết: “Nhìn những mảnh ruộng trước đây bị bỏ hoang nay được phủ xanh cây trồng, không những thế lại mang đến lợi nhuận cao cho nông dân, chúng tôi rất vui và biết ơn những người tiên phong như Trọng”.

Không những cho lợi nhuận cao, hai mô hình nông nghiệp trên đã tạo việc làm cho lao động địa phương, với mức lương khi vào vụ là 200 nghìn đồng/người/ngày.

Trước đó, anh Trọng đã thành công với mô hình gia trại khoảng 200 con lợn thịt. Anh chăn nuôi theo hình thức an toàn sinh học, không sủ dụng các chất cấm, chất tạo nạc, chú trọng lựa chọn nguồn thức ăn đảm bảo.

Vân Anh


Vân Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]