(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các địa phương trong tỉnh đã nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị thu nhập trên cùng đơn vị diện tích, đồng thời đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cơ giới hóa: Sức bật trong xây dựng nông thôn mới bền vững

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các địa phương trong tỉnh đã nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị thu nhập trên cùng đơn vị diện tích, đồng thời đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cơ giới hóa: Sức bật trong xây dựng nông thôn mới bền vữngỨng dụng cơ giới hóa vào nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao ở huyện Triệu Sơn.

Với quan điểm “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chiến lược; xây dựng NTM là căn bản; tái cơ cấu ngành nông nghiệp là then chốt; người nông dân là chủ thể”, Thanh Hóa đã xác định xây dựng NTM phải gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong đó việc đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa được chú trọng thực hiện, gắn với tích tụ, tập trung đất đai, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao.

Huyện Thọ Xuân là 1 trong những địa phương đi đầu thực hiện nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất. Hiện trên địa bàn huyện đã có 13 HTX phát triển mạ khay, máy cấy đáp ứng nhu cầu 2.500ha gieo cấy trở lên; có 20 máy cấy, hơn 70 máy gặt đập liên hợp. Mặc dù có tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất, thu hoạch lúa khá cao, nhưng khi vào thời điểm chính vụ, trên địa bàn vẫn diễn ra tình trạng thiếu hụt lao động.

Theo khảo sát, các huyện: Triệu Sơn, Đông Sơn, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Như Thanh, Cẩm Thủy, Thạch Thành... có hầu hết các xã ứng dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng. Mỗi địa phương đều có cách làm khác nhau và mang lại lợi ích về kinh tế. Song nhìn chung, áp dụng cơ giới hóa, năng suất, sản lượng cây trồng tăng cao rõ rệt, giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích canh tác.

Mặc dù những kết quả đạt được trong thực hiện ứng dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng của tỉnh rất đáng ghi nhận, góp phần thúc đẩy phong trào xây dựng NTM phát triển bền vững. Tuy nhiên, điều kiện của các vùng, miền khác nhau, nơi thuận lợi, nơi khó khăn nên việc ứng dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng cũng có nhiều bất cập. Cơ giới hóa đồng bộ đòi hỏi phải đáp ứng một số yêu cầu, như phải có cánh đồng mẫu lớn, bằng phẳng, gieo mạ khay, mua máy cấy, máy gặt đập đến khả năng tiếp nhận ứng dụng khoa học- kỹ thuật của người nông dân. Thế nhưng, những yêu cầu này còn chưa đồng bộ ở các địa phương. Không ít nơi địa hình phức tạp, ruộng trũng, ngập nước, đồng ruộng manh mún, nhỏ lẻ không thể đáp ứng được cơ giới hóa; người dân còn lúng túng trong việc vận hành ứng dụng máy móc. Bên cạnh đó, chính sách khuyến khích của Nhà nước về lĩnh vực này đã có nhưng còn hạn chế, chưa đủ sức thu hút được các HTX cũng như doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn...

Có thể nói, việc ứng dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng đã mang lại lợi ích kinh tế rõ ràng, tạo đà cho nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững. Tuy vậy, do còn những khó khăn nhất định, vì thế việc tỉnh Thanh Hóa ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp gắn với tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao là đúng đắn và rất cần thiết.

Đức Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]