(vhds.baothanhhoa.vn) - Đền thờ Nguyễn Nhữ Soạn nằm ở thôn Cẩm Nga (nay là thôn Yên Cẩm 1), xã Đông Yên (Đông Sơn). Đây là một trong những ngôi đền đại diện cho truyền thống chống ngoại xâm của con người Đông Sơn ở thế kỷ XV.

Đền thờ Nguyễn Nhữ Soạn: Một điểm đến ở huyện Đông Sơn

Đền thờ Nguyễn Nhữ Soạn nằm ở thôn Cẩm Nga (nay là thôn Yên Cẩm 1), xã Đông Yên (Đông Sơn). Đây là một trong những ngôi đền đại diện cho truyền thống chống ngoại xâm của con người Đông Sơn ở thế kỷ XV.

Đền thờ Nguyễn Nhữ Soạn: Một điểm đến ở huyện Đông Sơn

Đền thờ có tên chữ là “Quốc Công từ” (Đền thờ Quốc Công), Nhân dân địa phương thường gọi là đền thờ họ Nguyễn. Theo gia phả dòng họ Nguyễn ở thôn Yên Cẩm 1.

Nguyễn Nhữ Soạn trước có tên là Bản, sau đổi là Soạn, tên chữ là Thú Trung, tên hiệu là Huyền Đức, theo họ cha là Nguyễn, họ mẹ là Nhữ, thông danh là Nguyễn Nhữ Soạn. Ông là người tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo, được sắc phong là:“Bình Ngô khai quốc”, Suy trung Hiệp mưu Dục vận Phụ quốc Bảo chính Minh nghĩa công thần, Ngân thanh Vinh lộc đại phu, Tả xa kị vệ đại tướng quân, quan phục hầu, Nhập thị nội hành khiển Tư mã, tặng Thái phó Tuy quốc Công, bao phong Thượng đẳng Phúc thần, thọ 89 tuổi. Khi ông mất được Nhân dân quanh vùng lập đền thờ phụng. Mặt khác, ông còn là tổ dòng họ Nguyễn ở thôn Yên Cẩm 1. Chính vì vậy, ở đền thờ ông hiện nay vẫn còn 2 bức đại tự “Quốc Công từ” và “Nguyễn Từ đường”.

Đền thờ Nguyễn Nhữ Soạn: Một điểm đến ở huyện Đông Sơn

Khu Đền thờ chính.

Đền thờ được xây dựng từ lâu, nhưng không rõ năm nào. Căn cứ vào thượng lương ở chính tẩm và tiền đường thì đền thờ được tu tạo vào năm Đinh Mùi niên hiệu Chiêu Thống thứ nhất tức là năm Đinh Mùi (1787) thời Vua Lê Mẫn Đế (1787 - 1788).

Theo lời kể của các cụ già trong dòng họ Nguyễn thôn Yên Cẩm 1, trước đây cấu trúc của đền gồm nhà tiền đường 5 gian và chính tẩm 2 gian tạo thành hình chữ nhị. Hai bên có dải vũ (tả vũ và hữu vũ), mỗi dãy 3 gian. Trước tiền đường là sân lát gạch. Trước sân là bức bình phong và tiếp đó là 2 cột nanh cao có 2 con Nnhê. Xung quanh khu vực đền thờ không xây tường mà chỉ trồng tre gai. Trong thời phản phong, khu vực đền thờ bị lấn chiếm, hai cột nanh cũng bị phá. Đền thờ Nguyễn Nhữ Soạn: Một điểm đến ở huyện Đông Sơn

Khu nhà thờ Mẫu

Đền thờ Nguyễn Nhữ Soạn: Một điểm đến ở huyện Đông Sơn

Khu nhà khách của đền thờ

Kiến trúc của đền thờ là kết cấu vì kèo bao gồm cột cái, cột quân và cột hiên. Các vì kèo được liên kết với nhau bằng các đường xà thượng - xà hạ. Các vì kèo giữa được cấu trúc theo kiểu giá chiêng.

Đền thờ còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như long ngai, bài vị, 22 đạo sắc phong, 3 câu đối, ngoài ra còn nhiều đồ thờ tự khác như bát hương, mâm quả, đế đèn, bát bửu, giá chiêng.

Huyện Đông Sơn đã có chủ trương xây dựng nơi đây trở thành một điểm đến quan trọng trong cụm di tích thắng cảnh của huyện.

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]