(vhds.baothanhhoa.vn) - Văn Châu là thôn thứ 2 được công nhận nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu của xã Đông Văn (Đông Sơn). Nơi đây có nhiều bài học, cách làm hay trong xây dựng NTM, nhất là khơi dậy tinh thần hiến đất của người dân và phát triển nghề truyền thống, nâng cao tiêu chí thu nhập...

Điểm sáng thôn Văn Châu

Văn Châu là thôn thứ 2 được công nhận nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu của xã Đông Văn (Đông Sơn). Nơi đây có nhiều bài học, cách làm hay trong xây dựng NTM, nhất là khơi dậy tinh thần hiến đất của người dân và phát triển nghề truyền thống, nâng cao tiêu chí thu nhập...

Điểm sáng thôn Văn ChâuNghề làm bánh đa ở thôn Văn Châu được phát huy và mang lại thu nhập cao cho người dân.

Đồng thuận hiến đất

Đường về thôn Văn Châu hôm nay đã được mở rộng, cây xanh phủ bóng mát hai bên đường tạo cảm giác thanh bình, yên ả. Nhiều nhà cao tầng, nhà cấp 4 mái thái, “nhà sạch - vườn mẫu” có hệ thống tưới công nghệ, đã tô điểm thêm sự no đủ của vùng quê.

Ông Nguyễn Hữu Chỉ (72 tuổi) cho biết: “Phấn khởi nhất trong quá trình xây dựng NTM kiểu mẫu của thôn là phương châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ, được thực hiện hiệu quả. Lúc đầu rất khó khăn vì phải vận động toàn dân trong thôn hưởng ứng phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông. Song nhờ những cách làm khéo léo trong công tác dân vận của tổ tự quản thôn, đã tạo được sự đồng thuận của người dân. Các đảng viên trong chi bộ đã xung phong đi đầu, tiêu biểu như gia đình ông Nguyễn Hữu Đảng đã hiến 100m2 và đóng góp kinh phí làm đường”.

Phấn khởi, tự hào trước kết quả đạt được, ông Nguyễn Hữu Bốn, Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Văn Châu, chia sẻ: Thôn có 105 hộ với 530 khẩu. Thôn đã mở rộng diện tích nhà văn hóa lên 1.000m2, vận động người dân đóng góp hơn 200 triệu đồng sửa sân khấu, sơn tường... Riêng xây tường rào, thôn thực hiện theo cơ chế hỗ trợ của huyện và xã, người dân đóng góp ngày công xây dựng. Đường ngõ xóm trước đây chỉ rộng hơn 2m nay được mở rộng hơn 4m, được đổ bê tông, có rãnh thoát nước, điện chiếu sáng...

Làm giàu từ nghề truyền thống

Thôn Văn Châu có các nghề truyền thống: làm bánh đa, bánh đa nem, miến gạo, phát triển mạnh mẽ vào những năm đầu thế kỷ XX, sau đó thì trầm lắng trong cả thời gian dài. Trước tình hình đó, UBND xã Đông Văn, Chi ủy thôn Văn Châu đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân gìn giữ và phát triển nghề truyền thống, làm giàu cho gia đình và quê hương. Bên cạnh tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm, xã Đông Văn còn tăng cường tập huấn, chuyển giao và vận động người dân ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ sản xuất nhỏ lẻ, nhiều hộ đã liên kết sản xuất lớn hơn. Nhờ đó sản lượng tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, không ít hộ đã làm giàu từ nghề. Anh Nguyễn Văn Thảo, chủ Cơ sở thực phẩm An Chi, cho biết: Để duy trì và phát triển nghề làm bánh đa nem, anh đã đầu tư máy móc, áp dụng công nghệ thực hiện mô hình sản xuất khép kín, tiết kiệm chi phí đầu vào. Hằng năm trừ chi phí, anh Thảo thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng từ nghề này.

Hiện nay, thôn Văn Châu có 32 gia đình và 1 cơ sở sản xuất bánh đa nem, bánh đa vừng, tạo việc làm cho hàng trăm lao động với mức thu nhập ổn định. Vì thế tỷ lệ hộ khá, giàu của thôn chiếm trên 60%, không còn hộ nghèo. Theo Chủ tịch UBND xã Đông Văn Mai Thị Ngọc Linh: Để phát triển làng nghề truyền thống theo hướng bền vững, cùng với việc hỗ trợ người dân chuyển giao công nghệ mới, đầu tư hệ thống mương thoát nước bảo vệ môi trường, tư vấn chính sách pháp luật, kỹ năng kinh doanh qua các lớp tập huấn, xã còn đẩy mạnh quảng bá sản phẩm làng nghề, xây dựng thương hiệu bánh đa nem Văn Châu theo tiêu chuẩn sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Vũ Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]