(vhds.baothanhhoa.vn) - Với mong muốn giúp người khuyết tật, người nghèo có thêm việc làm, tăng thu nhập, những năm qua Doanh nghiệp “Tạo việc làm tươi sáng” của bà Lê Thị Thuận (thôn Viên Khê 1, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn) đã trở thành địa chỉ tin cậy, là mái nhà thứ hai cho những người yếu thế.

Điểm tựa cho những người yếu thế

Với mong muốn giúp người khuyết tật, người nghèo có thêm việc làm, tăng thu nhập, những năm qua Doanh nghiệp “Tạo việc làm tươi sáng” của bà Lê Thị Thuận (thôn Viên Khê 1, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn) đã trở thành địa chỉ tin cậy, là mái nhà thứ hai cho những người yếu thế.

Điểm tựa cho những người yếu thế

Trước đây bà Lê Thị Thuận (61 tuổi) hội viên phụ nữ xã Đông Khê, chủ doanh nghiệp “Tạo việc làm tươi sáng” cũng từng gặp khó khăn trong vận động. Bà luôn thấu hiểu hoàn cảnh, nhu cầu có việc làm của người khuyết tật, người nghèo, đồng thời giúp họ giảm bớt tự ti, có cơ hội vươn lên trong cuộc sống.

Điểm tựa cho những người yếu thế

Nói về những khó khăn ban đầu khi mới thành lập, bà Thuận cho biết, lúc đầu do không có vốn gia đình phải chạy vạy khắp nơi vay mượn anh em, họ hàng. Năm 2014 doanh nghiệp đi vào hoạt động, khi mới thành lập chỉ có khoảng 14 đến 15 người, chủ yếu là người khuyết tật, người nghèo, lao động trung niên. Hàng hóa bấy giờ cũng không phong phú, khó cạnh tranh về số lượng, chất lượng.

Điểm tựa cho những người yếu thế

Bản thân những người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn trong học nghề, đặc biệt là tìm công việc phù hợp với sức khỏe, trình độ, trong khi nhiều doanh nghiệp còn e ngại khi tuyển dụng.

Điểm tựa cho những người yếu thế

Sau gần 7 năm hoạt động, doanh nghiệp đã dạy nghề miễn phí, hỗ trợ cho gần 50 lao động từ các xã trên địa bàn huyện Đông Sơn, chủ yếu là những người yếu thế có việc làm, tự tạo thu nhập bình quân từ 2 triệu đồng - 3 triệu đồng/tháng. Số tiền tuy không lớn nhưng cũng đủ để bản thân người khuyết tật tự trang trải cho bản thân, điều quan trọng, giúp họ có thêm niềm vui, sự phấn khởi trong cuộc sống.

Điểm tựa cho những người yếu thế

Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm, đáp ứng yêu cầu khát khe về mẫu mã, chất lượng của thị trường, doanh nghiệp thường xuyên mời giảng viên có kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, dạy nghề cho người khuyết tật, người nghèo.

Điểm tựa cho những người yếu thế

Đồng thời, doanh nghiệp cũng liên tục đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng, đa dạng các mặt hàng sản phẩm thủ công mỹ nghệ, với các mặt hàng làm từ cói như giỏ hoa, mâm, làn, dép, hộp đựng giấy, khay đựng…xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ. Hàng năm, trừ chi phí doanh nghiệp cho doanh thu đạt trên 200 triệu đồng/năm.

Điểm tựa cho những người yếu thế

Năm 2018, các thành viên của doanh nghiệp tham gia câu lạc bộ “Thanh niên khuyết tật khởi nghiệp” và có nhiều sản phẩm dự thi ngày phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp đạt giải xuất sắc cấp tỉnh. Cùng với 86 sản phẩm của 63 tỉnh thành tham gia bình chọn sản phẩm uy tín, chất lượng.

Điểm tựa cho những người yếu thế

Thời gian tới, doanh nghiệp sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng quay mô đào tạo, giúp đỡ nhiều người khuyết tật hơn nữa có công việc, thu nhập ổn định, thực sự hòa nhập với cộng đồng.

Điểm tựa cho những người yếu thế

Thời buổi kinh tế khó khăn, doanh nghiệp “Tạo việc làm tươi sáng” cũng phải cạnh tranh với nhiều đơn vị, nhưng bằng tình yêu thương dành cho người khuyết tật, vị nữ giám đốc đã có sự linh hoạt trong quản lý, điều hành, mềm dẻo, khéo léo trong giao tiếp để có thêm thị trường, tạo việc làm cho người lao động.

TRUNG LÊ - THU THỦY


TRUNG LÊ - THU THỦY

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]