(vhds.baothanhhoa.vn) - Ghi nhận những cống hiên tiêu biểu trong phát triển kinh tế, năm nay Thanh Hóa có 2 thanh niên vinh dự đạt giải thưởng Lương Đình Của là chị Nguyễn Lê Ngọc Linh (xã Hóa Quỳ, Như Xuân) và Anh Dương Ngọc Trường (xã Thạch Sơn, Thạch Thành).

Gương sáng 2 thanh niên đạt giải thưởng Lương Đình Của năm 2022

Ghi nhận những cống hiên tiêu biểu trong phát triển kinh tế, năm nay Thanh Hóa có 2 thanh niên vinh dự đạt giải thưởng Lương Đình Của là chị Nguyễn Lê Ngọc Linh (xã Hóa Quỳ, Như Xuân) và Anh Dương Ngọc Trường (xã Thạch Sơn, Thạch Thành).

Gương sáng 2 thanh niên đạt giải thưởng Lương Đình Của năm 2022

Dương Ngọc Trường, chàng sinh viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân, ngay khi ra trường anh đã không có ý định làm việc ở thành phố lớn mà trở về quê lập thân, lập nghiệp. Trường chia sẻ, “mong muốn lớn nhất của tôi là nâng cao giá trị và đẩy mạnh kinh tế nông nghiệp của địa phương, nhằm xây dựng môi trường phát triển bền vững tại quê hương tạo và tạo ra hệ sinh thái phát triển sản xuất từ nông nghiệp – dược liệu cho người dân địa phương”. Theo đó, mô hình nông nghiệp, dược liệu mang thương hiệu Befine ra đời tại xã Thạch Sơn.

Gương sáng 2 thanh niên đạt giải thưởng Lương Đình Của năm 2022

Befine là mô hình sản xuất từ các phụ phẩm của cây nông nghiệp, cây dược liệu. Vừa trồng phát triển các cây dược liệu theo hướng hữu cơ để xuất khẩu, các nguồn gen thực vật bản địa, vừa tạo sinh kế bền vững cho bà con địa phương, đồng thời hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số và người yếu thế (phụ nữ, hộ nghèo, hộ cận nghèo). Giúp tăng giá trị kinh tế, tăng thu nhập người nông dân thông qua thu mua thêm phụ phẩm nông nghiệp mà thông thường bà con phải đốt hay bỏ đi như: lá sả, vỏ bưởi, cành và lá khuynh diệp, cành và lá quế,… từ đó chiết suất thành 100% sản phẩm thiên nhiên như tinh dầu sả, tinh dầu quế, các loại dược liệu khác. Thông qua việc khai thác dược liệu dưới tán rừng, xen canh, trồng cải tạo tại nơi đất trống đồi trọc do dược liệu có sức sống khỏe mạnh như hương nhu, tía tô, tràm gió, sả chanh,… Đưa công nghệ vào sản xuất chế biến, tạo ra chuỗi giá trị tuần hoàn, nâng cao giá trị các sản phẩm, tạo ra sản phẩm phù hợp với thị trường như toner tía tô, tinh dầu tràm gió. Đồng thời, Befine thực hiện liên kết đồng bào, tạo hoạt động du lịch dựa trên các yếu tổ: sản xuất - du lịch - văn hóa - nông nghiệp.

Tính đến nay, mô hình đã phủ xanh được 14ha đất trống đồi trọc với hơn hàng chục loại cây, bao gồm: tràm 3 hecta, 11 hecta phủ xanh các loại cây dược liệu bản như: mùi già, tía tô, hoa hồng, hoa sen, húng chanh, bạc hà, trầu không, hoa ngũ sắc,… Toàn bộ diện tích cây trồng được canh tác hữu cơ, tự chủ vật tư đầu vào là phân hữu cơ ủ bã cây sau quá trình sản xuất, để không gây tổn hại cho con người và hệ sinh thái tự nhiên.

Thị trường tiêu thị của sản phẩm ngày càng mở rộng, doanh thu đạt 3 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho 35 lao động thời vụ, 8 lao động chính với thu nhập trung bình đạt 5-7 triệu đồng/ tháng. Từ tháng 7/2022, xưởng đang mở rộng và hướng tới đạt chứng nhận ISO 22000: 2018.

Cũng giống như Dương Ngọc Trường, Nguyễn Lê Ngọc Linh đã từ bỏ công việc với mức lương ổn định ở thành phố lớn, trở về quê Như Xuân làm giám đốc HTX “Vườn rừng bản Thổ”.

Gương sáng 2 thanh niên đạt giải thưởng Lương Đình Của năm 2022

Ban đầu, mô hình vườn rừng này được Linh khởi nghiệp với 3 ha đất rừng bố mẹ cho mượn. Mô hình “Vườn rừng bản Thổ” ở thôn Thanh Xuân, xã Hoá Quỳ mô phỏng hệ sinh thái rừng tự nhiên, đa tầng tán với nhiều giống cây rừng bản địa như lim, dẻ, dổi, mắc khẻn… trồng trên cùng một đơn vị canh tác, đa dạng nguồn thu.

Mục tiêu của mô hình là hình thành và xây dựng hệ sinh thái vườn rừng bền vững. Ở đó, sinh kế được đảm bảo mà không cần chặt hạ cây rừng nào. Từ năm 2014 đến nay, vườn rừng đã không dùng phân bón hóa học, không thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, không kích thích tăng trưởng và để đa dạng sinh học các loài cây bản địa. Đất rừng trở nên màu mỡ hơn thông qua việc đa dạng hóa cây trồng, bổ sung lại vật chất hữu cơ cho đất, tái sinh rừng, góp phần ngăn chặn sự hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên.

Mật ong bản Thổ là sản phẩm chủ lực của HTX. Mật ong lên men là sự kết hợp giữa mật ong với các loại dược liệu bản địa như gừng, tỏi, tía tô, nghệ, chùm ngay… vừa là kháng sinh tự nhiên, vừa chứa nhiều enzyme có lợi, lơi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, vừa đảm bảo dinh dưỡng cho sức khỏe.

Quy trình chế biến sản phẩm được Linh chú trọng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mà vẫn giữ được nguyên giá trị dinh dưỡng. Theo đó, mật ong sau khi được cấy men sẽ được ngâm ủ cùng với những dược liệu trong chum sành không tráng men, đã khử chì trước đó. Tất cả dụng cụ đựng được Linh khử trùng với các khâu vệ sinh nghiêm ngặt.

Gương sáng 2 thanh niên đạt giải thưởng Lương Đình Của năm 2022

Từ kinh doanh các sản phẩm mật ong lên men đã đem về thu nhập cho HTX Ngọc Linh khoảng 500 triệu đồng/năm. Cao điểm, có tháng doanh thu của “Vườn rừng bản Thổ” đạt tới 300 triệu đồng; tạo việc làm cho 4 lao động thường xuyên và hàng chục lao động thời vụ - đều là những phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt tại địa phương với mức lương khoảng từ 6 - 8 triệu đồng/người/tháng.

Linh, Trường là những thanh niên tiêu biểu trong phát triển mô hình kinh tế mới, hiệu quả tại nông thôn. Hai bạn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với những thanh niên có khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Giải thưởng Lương Đình Của là giải thưởng nhằm biểu dương, tôn vinh, khen thưởng những thanh niên tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp, lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

V.A


V.A

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]