(vhds.baothanhhoa.vn) - Đã nhiều năm trôi qua 119 hộ dân thôn Thanh Sơn, xã Thanh Hòa (Như Xuân) mòn mỏi, chờ đợi được di dời do ảnh hưởng bởi Dự án Hồ chứa nước bản Mồng.

Hơn 100 hộ dân “mòn mỏi” chờ di dời

Đã nhiều năm trôi qua 119 hộ dân thôn Thanh Sơn, xã Thanh Hòa (Như Xuân) mòn mỏi, chờ đợi được di dời do ảnh hưởng bởi Dự án Hồ chứa nước bản Mồng.

Hơn 100 hộ dân “mòn mỏi” chờ di dời

Vào mùa mưa, thầy và trò điểm lẻ tiểu học Thanh Sơn, xã Thanh Hòa, Như Xuân lại nơm nớp lo sợ ngập lụt.

Theo tìm hiểu, Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng triển khai xây dựng từ năm 2009, tại huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An. Dự án phân kỳ 2 giai đoạn, đến nay đang triển khai giai đoạn 2, dự kiến năm 2025 hoàn thành, đi vào hoạt động.

Trong quá trình triển khai dự án, 119 hộ dân/427 khẩu thôn Thanh Sơn, xã Thanh Hòa (Như Xuân) bị ảnh hưởng, ngập nước vào mùa mưa, các công trình công cộng cũng bị ảnh hưởng.

Hơn 100 hộ dân “mòn mỏi” chờ di dời

Bà Lê Thị Quy cho biết có năm mưa lớn, nước ngập hơn phân nửa ngôi nhà.

Bà Lê Thị Quy sinh sống gần 40 năm tại thôn Thanh Sơn cho biết, vào mùa mưa nước ngập tràn hết đường dẫn vào thôn, các hộ gia đình. Toàn bộ diện tích hoa màu, ruộng vườn ngập trong biển nước. Có năm nước dâng cao, người dân phải sơ tán lên sườn núi của thôn để lánh nạn.

Chị Vi Thị Nhớ ở thôn Thanh Sơn cho biết đã nhiều năm trôi qua gia đình chị cũng như hơn 100 hộ dân ở đây mòn mỏi chờ di dời. Để ổn định cuộc sống, người dân vẫn tăng gia, sản xuất, chăn nuôi, trồng cây ăn quả.

Hơn 100 hộ dân “mòn mỏi” chờ di dời

Nhà văn hóa thôn Thanh Sơn không được đầu tư, xuống cấp nghiêm trọng.

Thầy Vi Văn Sáng ở điểm lẻ Trường tiểu học Thanh Hòa tại thôn Thanh Sơn cho biết điểm trường hiện có 37 học sinh, thôn Thanh Sơn có địa hình khá phức tạp, cả thôn hiện có 6 đập tràn, mỗi khi mùa mưa bão về, người dân cũng như thầy và trò đều nơm nớp lo sợ bởi nước lũ dâng cao, đường trong thôn, nhà cửa, khu trường học ngập hơn phân nửa. Vào thời điểm đó, học sinh đều phải nghỉ học nhằm đảm bảo an toàn. Thầy cô cũng không về được, nguồn lương thực, thực phẩm khan hiếm, phải nhờ vào người dân trong thôn.

Hơn 100 hộ dân “mòn mỏi” chờ di dời

Thôn Thanh Sơn hiện chỉ có 1 km đường bê tông, còn lại là đường đất.

Trưởng thôn Thanh Sơn Hà Văn Giới cho biết, từ khi dự án triển khai, người dân cứ mong ngóng sẽ sớm được di dời, bố trí khu đất tái định cư mới nên không thiết tha sửa sang nhà cửa, trong khi hệ thống giao thông, nhà văn hóa cũng không được đầu tư. Đến nay tỉ lệ hộ nghèo trên 50%, đời sống của bà con nơi đây hiện gặp rất nhiều khó khăn.

Hơn 100 hộ dân “mòn mỏi” chờ di dời

Với trên 165 ha đất tự nhiên, nhưng thôn Thanh Sơn hiện có đến 6 đập tràn, mùa mưa nước ngập, giao thông đi lại cách trở, nguy hiểm.

Ông Nguyễn Hữu Tuất, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Xuân cho biết, khi dự án đi vào hoạt động, toàn bộ thôn Thanh Sơn, xã Thanh Hòa có nguy cơ ngập úng. Để giải quyết vấn đề trên, UBND huyện Như Xuân đã kiến nghị với tỉnh đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện dự án hợp phần bồi thường hỗ trợ tái định cư địa bàn huyện Như Xuân để tái định cư cho các hộ dân. Huyện cũng đã tìm được khu đất tái định cư mới cho các hộ dân tại thôn Đồng Trình, xã Xuân Hòa, quy mô 300 ha, hiện khu đất đang trong quá trình đo đạc.

Do khu đất thuộc quản lý của Công ty cao su Thanh Hóa (Tập đoàn cao su Việt Nam) sau nhiều lần kiến nghị, đề xuất, Tập đoàn đã đi đến thống nhất cho tỉnh và huyện cấp đất làm khu tái định cư. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai giai đoạn 2 của dự án, các bộ, ngành đang chuẩn bị các thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ, sau khi được Thủ tướng phê duyệt lúc đó mới có kinh phí để triển khai thực hiện hợp phần giải phóng mặt bằng, xây dựng khu đất tái định cư cho người dân.

TRUNG LÊ


TRUNG LÊ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]