(vhds.baothanhhoa.vn) - Hiện nay, cả nước đang chung tay phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Với những biến thể mới, diễn biến mới. Các biện pháp như cách ly, giản cách xã hội được áp dụng. Để tuyên truyền một cách rộng rãi, ở một lát cắt nào đó, có lẽ loa phóng thanh vẫn là phương án truyền tải nhanh, chuẩn xác và đi vào lòng người hiệu quả nhất.

Loa phóng thanh thời COVID-19

Hiện nay, cả nước đang chung tay phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Với những biến thể mới, diễn biến mới. Các biện pháp như cách ly, giản cách xã hội được áp dụng. Để tuyên truyền một cách rộng rãi, ở một lát cắt nào đó, có lẽ loa phóng thanh vẫn là phương án truyền tải nhanh, chuẩn xác và đi vào lòng người hiệu quả nhất.

Loa phóng thanh thời COVID-19

Mỗi sáng mai thức dậy, hay trước giờ cơm trưa, rồi cuối ngày khi rũ bỏ những mệt mỏi của một ngày làm việc. Lại được nghe tiếng loa phóng thanh ở đầu ngõ “quen thuộc” với những bài ca về tình yêu con người, quê hương, đất nước và thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19.

Có thể nói, không tránh khỏi những bất cập khi một số cán bộ, địa phương phát thanh vào những khung giờ không phù hợp, hay một số nguyên do khác nữa mà loa phát thanh trở nên phiền phức. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện tại, thì “món đồ cổ” loa phát thanh lại hồi sinh mạnh mẽ và hiệu quả.

Đơn cử, ngày 20-7, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành công điện gửi Giám đốc các sở; Trưởng các ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh trước diễn biến mới của dịch bệnh, thì lập tức, công điện được “cập nhật” ngay qua hệ thống loa phát thanh của các địa phương về đến tận thôn xóm vùng sâu, vùng xa.

Trước đó, những thông tin về số ca lây nhiễm trên toàn thế giới, trong nước và từng địa phương, rồi cách phòng tránh, hay những tấm gương người tốt việc tốt, những tấm lòng hảo tâm, những đợt kêu gọi đóng góp, ủng hộ những món quà nghĩa tình của đồng bào cả nước gửi đến vùng dịch... thì thông điệp cũng được phát đi từ những chiếc loa phóng thanh thô sơ này.

Cách truyền tải thông tin. Theo dòng thời gian, từ thời xa xưa các làng xã đã sử dụng những mõ làng (người gõ mõ) chuyên gõ mõ đi từ đầu đến cuối làng kèm theo thông báo chỉ thị của giới chức sắc trong làng. Đến thời bao cấp, người ta dùng tiếng kẻng thông báo hội họp, tiếng loa truyền thanh thì được treo trên từng cột điện đầu phố hay những cây cao ở nhà văn hóa giữa làng. Rồi tới nay, thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, báo chí mở rộng, báo in, báo điện tử, sự phát triển với tốc độ chóng mặt của mạng xã hội với tính năng không khác gì ấn phẩm báo chí đích thực, có khả năng tiếp cận mọi người rất nhanh, mạnh mẽ.

Đã có những thời điểm “loa phóng thanh như dã lỗi thời, là thừa, thậm chí ô nhiễm tiếng ồn và được xem là hoàn thành sứ mệnh, đến ngày khai tử”. Thì hiện nay, với tình hình dịch bệnh COVID-19 thì loa phóng thanh như một công cụ tối ưu để truyền phát thông tin. Ít ai nghĩ, có lúc loại hình truyền tải thông tin này lại hồi sinh một cách ngoạn mục đến như vậy.

Với sự đặc biệt của mình, những tiếng loa có thể len lỏi tới mọi xóm làng, mọi ngõ ngách khu dân cư phố phường với tần suất không hề mệt mỏi để cung cấp những thông tin chính xác, cũng như những biện pháp phòng ngừa bệnh dịch. Những thông tin như “bắt phải nghe” đó lại hợp lý trong bối cảnh mỗi người dân phải tự nâng cao ý thức của bản thân về dịch bệnh đối với cộng đồng. Thay vì phải truy cập internet, thì bạn cũng có thể vừa làm việc vừa nghe thông tin từ loa, có những khi lại thấy phấn khích như tiếng trống dồn của một thời tập hợp dân quân chuẩn bị chiến đấu với giặc ngày xưa, và có những khi cũng phần nào xua đi nỗi niềm thời buổi kim tiền, sống chậm vơi những khúc ca, câu chuyện, bản tin mà trên loa phóng thanh phát lại.

Trong bối cảnh thông tin bị nhiễu bởi nhiều hình thức truyền tải, những thông tin sai sự thật, các tin đồn thất thiệt, thậm chí khiến người dân hoang mang, mất kiểm soát như đổ xô đi tích trữ hàng hóa, mua các thiết bị y tế dự phòng không cần thiết... thì ở loa phóng thanh lại là thông tin được chắt lọc, chuẩn xác làm người dân bình tĩnh từ đó có những xử lý phù hợp.

Mặc dù thông tin dịch bệnh trên các thông tin từ tivi, internet liên tục cảnh báo, nhưng phần đông thì vẫn chủ quan, một số người chỉ lo lắng chốc lát rồi lại tụ hợp đông người, cafe, bia bọt, quán xá, tạo nên một bức tranh với những “mắt xích yếu” dễ dẫn tới nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Thì loa phóng thanh phát liên tục cũng phần nào nhắc nhở, ngấm dần rồi tự nâng cao ý thức của mình.

Hơn thế nữa, không phải ai cũng có thể tiếp cận được với công nghệ thông tin, rất nhiều trong chúng ta thường không để ý việc này, nhưng ở nhà là con trẻ và người già, đó là những nhóm người ít có điều kiện tiếp cận với công nghệ thông tin hiện đại, nhiều người chưa biết sử dụng thậm chí còn chưa có Smart Phone thông minh. Đã vậy, những người già với tiền sử bệnh nền còn được xếp vào nhóm dễ bị tổn thương do COVID-19 mạnh nhất. Vậy nên, loa phóng thanh lại trở nên là phương tiện mang tính nhân văn, tận tụy “chăm sóc” cho nhóm người này.

Về tương lai, hình ảnh những chiếc loa phóng thanh được treo ở các cột điện, hay những cột cao, cây cao ở nhà văn hóa giữa làng có thể nhiều nơi sẽ không còn dùng nữa. Nhưng, ở thời điểm hiện tại thì loa phóng thanh đã, đang và vẫn là công cụ cần thiết và hiệu quả với tần suất hoạt động không mệt mỏi trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.

Hà Hiếu


Hà Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]