(vhds.baothanhhoa.vn) - Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Bá Thước đi vào hoạt động từ tháng 5-2003. Từ khi thành lập đến nay, NHCSXH huyện Bá Thước luôn đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Ngân hàng Chính sách xã hội Bá Thước: Đồng hành cùng mục tiêu giảm nghèo

Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Bá Thước đi vào hoạt động từ tháng 5-2003. Từ khi thành lập đến nay, NHCSXH huyện Bá Thước luôn đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Ngân hàng Chính sách xã hội Bá Thước: Đồng hành cùng mục tiêu giảm nghèo

Từ nguồn vốn vay NHCSXH, anh Trương Văn Liên ở thôn Riềng, xã Điền Lư đã đầu tư mua bò sinh sản.

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo của huyện, những năm qua, NHCSXH huyện Bá Thước luôn tạo điều kiện cho các gia đình khó khăn tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi. Tính đến ngày 30-6-2022, tổng dư nợ các chương trình đạt 520.507 triệu đồng với 10.437 khách hàng đang còn dư nợ. Trong đó, cho vay hộ nghèo dư nợ hơn 25 tỷ đồng; cho vay hộ cận nghèo dư nợ gần 108 tỷ 220 triệu đồng; cho vay hộ mới thoát nghèo đạt 118 tỷ 188 triệu đồng... Từ nguồn vốn vay này, hàng ngàn lượt hộ nghèo, cận nghèo đã có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, thoát khỏi diện nghèo, cận nghèo.

Do kinh tế gia đình khó khăn, 7 ha rừng luồng của gia đình anh Trương Văn Liên (thôn Riềng, xã Điền Lư) không có vốn để đầu tư, chăm sóc nên không có thu nhập, khiến cuộc sống gia đình anh càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, từ khi được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH huyện Bá Thước như: vốn vay 30 triệu đồng từ chương trình hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn (năm 2016); vốn vay giải quyết việc làm năm 2017 và năm 2020 với tổng số tiền 300 triệu đồng, anh Liên đã đầu tư, mở rộng sản xuất, phát triển chăn nuôi.

Cùng với hỗ trợ vốn, anh Liên còn được tham gia các buổi tập huấn kiến thức chăn nuôi, trồng trọt, giúp sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Từ 2 con bò cái sinh sản mua trong lần vay đầu tiên, đến nay, đàn bò của gia đình anh Liên đã phát triển lên 10 con; 7 ha luồng cũng được đầu tư, chăm sóc tốt hơn. Đặc biệt, với việc đưa các loại cây trồng theo hướng hàng hóa nhưng phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu vào canh tác, như: bưởi diễn, bí đao, ngô, lạc và hoa màu các loại… đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của gia đình. Hiện thu nhập từ chăn nuôi, trồng trọt không những giúp anh Liên trả hết nợ ngân hàng mà mỗi năm còn để ra 150 triệu đồng.

Ngân hàng Chính sách xã hội Bá Thước: Đồng hành cùng mục tiêu giảm nghèo

Đàn bò của gia đình chị Bùi Thị Hiền ở thôn Xê, xã Điền Quang được mua từ vốn vay NHCSXH.

Thông qua nguồn vốn từ các chương trình cho vay dành cho hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn và cho vay nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn đã giúp chị Bùi Thị Hiền thôn Xê, xã Điền Quang thoát khỏi hộ nghèo.

Chị Hiền cho biết: "Trước đây do đông con lại thiếu vốn đầu tư sản xuất nên 2 ha luồng và 3 sào ruộng của gia đình đem lại nguồn thu không đáng kể. Vì vậy, cuộc sống gia đình 6 khẩu luôn thiếu trước, hụt sau. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến năm 2021, tôi được NHCSXH huyện Bá Thước cho vay tổng số tiền là 150 triệu đồng, tôi đã mua bò cái sinh sản và gà để chăn nuôi. Đồng thời, đầu tư chăm sóc 2 ha luồng. Hơn 10 năm kể từ khi được tiếp cận các nguồn vốn, gia đình tôi không chỉ thoát khỏi hộ nghèo vào năm 2016 mà mỗi năm còn có thu nhập khoảng 100 triệu đồng.

Ngân hàng Chính sách xã hội Bá Thước: Đồng hành cùng mục tiêu giảm nghèo

Ngoài mua bò cái sinh sản, chị Bùi Thị Hiền ở thôn Xê, xã Điền Quang còn mua gà thịt để chăn nuôi.

Là hộ gia đình thoát nghèo vào năm 2019, chị Phạm Thu Hà ở thôn Sặng, xã Thiết Ống, huyện Bá Thước được vay 90 triệu đồng từ chương trình hộ mới thoát nghèo của NHCSXH huyện Bá Thước. Số tiền này được chị dùng đầu tư cải tạo, phục tráng 6 ha luồng, đồng thời mua thêm 3 con bò.

Hiện nay, đàn bò đã phát triển lên 6 con; bên cạnh đó, chị Hà còn cải tạo 2 ao cá với diện tích khoảng 1.000 m2 để nuôi cá thương phẩm, mỗi năm sản lượng thu hoạch trên 250 kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm thu nhập của gia đình chị Hà đạt vài chục triệu đồng.

Ngân hàng Chính sách xã hội Bá Thước: Đồng hành cùng mục tiêu giảm nghèo

Đàn bò của chị Phạm Thu Hà ở thôn Sặng, xã Thiết Ống, huyện Bá Thước được mua từ vốn vay của NHCSXH huyện Bá Thước.

Trên đây chỉ là 3 trong nhiều hộ trên địa bàn huyện Bá Thước đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, của NHCSXH, phát triển kinh tế và trở thành hộ khá giả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện trong thời gian vừa qua.

Đánh giá hiệu quả của vốn tín dụng chính sách trong công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện, ông Trịnh Anh Tuấn, Giám đốc NHCSXH huyện Bá Thước cho biết: Đa số các hộ được vay vốn đã đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích thoát nghèo. Nhiều hộ nghèo đã xây dựng mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu, trở thành tấm gương cho các hộ khác học tập, từ đó tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong phong trào giảm nghèo bền vững. Giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Bá Thước giảm nhanh, từ 25,31% xuống 2,26%, bình quân mỗi năm giảm 4,61%, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân toàn huyện thực hiện mục tiêu thoát khỏi huyện nghèo trong một vài năm tới đây.

Minh Lý


Minh Lý

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]