(vhds.baothanhhoa.vn) - Có nghề giáo “chẳng giống ai”, khi những người dạy không đứng trên bục giảng, không có giáo án và cũng chẳng có khái niệm nghỉ hè. Một nghề mà giáo viên phải trải qua hành trình đầy khó khăn, thử thách, sự kiên nhẫn và có cả nước mắt, đó là những giáo viên dạy trẻ tự kỷ mà tôi đã từng gặp tại Trung tâm giáo dục chuyên biệt Bầu Trời Xanh.

Nghề dạy học đặc biệt

Có nghề giáo “chẳng giống ai”, khi những người dạy không đứng trên bục giảng, không có giáo án và cũng chẳng có khái niệm nghỉ hè. Một nghề mà giáo viên phải trải qua hành trình đầy khó khăn, thử thách, sự kiên nhẫn và có cả nước mắt, đó là những giáo viên dạy trẻ tự kỷ mà tôi đã từng gặp tại Trung tâm giáo dục chuyên biệt Bầu Trời Xanh.

Nghề dạy học đặc biệt

Cô giáo Trần Thị Dung (bên trái) nhận hoa từ phụ huynh nhân dịp 20/11.

Dáng người nhỏ nhắn, giọng nói dịu dàng, dễ mến là ấn tượng đầu tiên khi tôi gặp cô Trần Thị Dung, Giám đốc Trung tâm giáo dục chuyên biệt Bầu trời xanh.

Gần 10 năm trong nghề, thấu hiểu những khó khăn, vất vả của gia đình có trẻ rối loạn tự kỷ và những thiệt thòi của các cháu, bằng tình thương, lòng yêu trẻ, cô đã vượt qua được mọi khó khăn để giúp các em hòa nhập với xã hội.

Khi được hỏi cơ duyên đến với nghề, cô chia sẻ: “Năm 2011, sau khi tốt nghiệp Khoa Tâm lý, Trường Đại học Hồng Đức, tôi được người quen giới thiệu vào làm việc tại một phòng khám nhi ở TP Thanh Hóa. Đây là quãng thời gian tôi bắt đầu được tiếp xúc với các trẻ mắc bệnh tự kỷ”.

Thế nhưng công việc này không phải đơn giản đối với sinh viên mới ra trường. Lúc đầu khi mới tiếp xúc với các em, cô giáo Dung cũng gặp rất nhiều khó khăn, bởi mỗi em đều có những biểu hiện khác nhau. Để tự tin hơn trong việc tiếp xúc với các em, cô Dung tiếp tục đi học thêm 3 tháng tại Bệnh viện Nhi Trung ương về phương pháp dạy trẻ tự kỷ.

Trong quá trình dạy học, cô giáo Dung nhận ra rằng, nhu cầu trẻ tự kỷ học trên địa bàn tỉnh là rất lớn nhưng do nhiều gia đình chưa hiểu về bệnh, nên các cháu không được can thiệp sớm, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng. Điều đó đã thôi thúc cô quyết định mở Trung tâm giáo dục chuyên biệt Bầu Trời Xanh vào năm 2014.

Từ một cơ sở, đến nay trung tâm có 3 cơ sở ở phường Quảng Thành (TP Thanh Hóa), phường Trường Sơn (TP Sầm Sơn) và xã Đình Hương (TP Thanh Hóa) với 100% giáo viên đều có trình độ đại học, dạy gần 100 trẻ tự kỷ theo học.

Tại trung tâm, tôi đã bắt gặp các bà, các mẹ đang ngồi xem camera được gắn tại các lớp học của con mình và nhận thấy niềm hạnh phúc của mọi người khi con, cháu tiến bộ hàng ngày. Qua câu chuyện, được biết các gia đình đến từ nhiều huyện khác nhau trên địa bàn tỉnh. Mọi người đã gác hết công việc của mình, thuê nhà ở gần trung tâm để tiện cho việc học của con mình.

Nhiều mẹ đã rơm rớm nước mắt khi kể về hành trình vất vả nuôi con. Có những cháu chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ, không giao tiếp với mọi người xung quanh, thậm chí có những em kèm theo rối loạn hành vi, cảm xúc… Sau thời gian kiên trì học, nhiều em đã tiến bộ hơn, nhận biết được một số kỹ năng sống cơ bản.

Nghề dạy học đặc biệt

Sự tiến bộ hàng ngày của các em là món quà vô giá của các cô.

3 năm gắn bó với Trung tâm chuyên biệt Bầu trời xanh và cũng đã có gần 10 năm gắn bó với các em bị rối loạn tự kỷ, hơn ai hết cô giáo Tạ Yến Hồng luôn thấu hiểu khó khăn của gia đình các em và tình yêu thương với những đứa trẻ này như con của mình, để gắn bó và dạy dỗ các em đến ngày hôm nay.

Suốt những năm qua, cô Hồng đã tiếp xúc với không biết bao nhiêu trẻ mắc bệnh tự kỷ, mỗi cháu đều có những biểu hiện khác nhau. Chăm sóc, giáo dục trẻ rối loạn tự kỷ không đơn giản như các trẻ em khác, các cô phải kiên trì, nhẫn nại và yêu thương trẻ hơn vì đa số trẻ đều gặp khó khăn trong mọi lĩnh vực phát triển như ngôn ngữ, giáo tiếp xã hội, nhận thức…

Có những cháu khi mới tới trung tâm, không quen môi trường nên quấy khóc, các cô phải bế ẵm cả tuần. Có những cháu tăng động. Có cháu không kiểm soát được hành vi của mình… Khi đó đòi hỏi các cô phải gần gũi với trẻ, chơi cùng trẻ, hiểu được trẻ muốn gì, không muốn gì, sau đó mới dạy học được trẻ.

"Với các cô, niềm vui đôi khi chỉ là những điều rất đơn giản như các con biết tự vệ sinh cá nhân, nhận biết được một số đồ vật xung quanh hay chỉ cần bập bẹ được một âm tiết… Sự tiến bộ hàng ngày của các con là món quà vô giá, cảm thấy ngày nào cũng là ngày 20-11 rồi”, cô giáo Hồng chia sẻ thêm.

Mỗi ngày qua đi, bằng tình yêu thương và trách nhiệm, các cô đều luôn nỗ lực, cố gắng từng chút với niềm hy vọng chưa bao giờ tắt về một ngày các em học sinh của mình có thể giống như các bạn khác, trở thành nhưng đứa trẻ có thể đến trường để học tập, vui chơi, lớn lên và trưởng thành.

Thu Thủy


Thu Thủy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]