(vhds.baothanhhoa.vn) - Nghề đan lát tiểu thủ công nghiệp từ các nguyên liệu vàu, giang không phải nghề truyền thống của xã Tượng Văn (Nông Cống) nhưng lại là nghề phát triển tương đối mạnh, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động thường xuyên và lao động thời vụ. Thành công ấy luôn có sự nỗ lực của nhiều lao động, sự quan tâm, động viên của cấp ủy, chính quyền, tổ chức hội các cấp và đặc biệt là ý chí, nghị lực của chị Nguyễn Thị Thanh, Giám đốc HTX tiểu thủ công nghiệp Tượng Văn.

Người đưa nghề về quê phát triển sôi động

Nghề đan lát tiểu thủ công nghiệp từ các nguyên liệu vàu, giang không phải nghề truyền thống của xã Tượng Văn (Nông Cống) nhưng lại là nghề phát triển tương đối mạnh, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động thường xuyên và lao động thời vụ. Thành công ấy luôn có sự nỗ lực của nhiều lao động, sự quan tâm, động viên của cấp ủy, chính quyền, tổ chức hội các cấp và đặc biệt là ý chí, nghị lực của chị Nguyễn Thị Thanh, Giám đốc HTX tiểu thủ công nghiệp Tượng Văn.

Người đưa nghề về quê phát triển sôi động

Chị Nguyễn Thị Thanh (áo xanh) chính là người đưa nghề về quê tạo việc làm tại chỗ cho hàng trăm lao động, góp phần vào thực hiện tiêu chí đạt xã nông thôn mới, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Người đưa nghề về quê phát triển sôi động

Những năm trước, chị và nhiều lao động nữ của xã đi làm ăn xa, thiếu sự quan tâm, chăm sóc của người phụ nữ trong gia đình nên tình trạng con cái sao nhãng học tập, hạnh phúc gia đình rạn nứt… Chị Thanh đau đáu nỗi nhớ nhà nên quyết tâm tìm nghề và được chính quyền xã, người quen giới thiệu học nghề đan lát ở xã Minh Thọ. Quyết tâm học và làm nghề bằng được, chị Thanh sớm nắm bắt được kỹ thuật, các lối đan, hiểu được quy trình đan… để hoàn thiện từng loại sản phẩm. Càng ngày tay nghề của chị càng điêu luyện, chị tập hợp nhiều chị em học nghề và được Công ty Mỹ nghệ và nội thất Ngọc Sơn, Công ty TNHH Quốc Đại nhận cung cấp nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm.

Người đưa nghề về quê phát triển sôi động

Năm 2018, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, Hội LHPN các cấp về thành lập HTX tiểu thủ công nghiệp Tượng Văn, chị Thanh làm Giám đốc. HTX ngày càng phát triển rộng và bền vững hơn. Thành viên được chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn của mình.

Người đưa nghề về quê phát triển sôi động

Vàu, giang là nguyên liệu làm nên các sản phẩm: Sọt trồng hoa, chao đèn... chứa đựng niềm đam mê, sự kỳ công, chau truốt của người làm mong nghề mang lại thu nhập ổn định và phát triển bền vững.

Người đưa nghề về quê phát triển sôi động

Nhiều lao động có nhu cầu học nghề đã đến nhà chị Nguyễn Thị Thanh được chị tận tâm hướng dẫn dạy nghề và cung cấp nguyên liệu về nhà làm hoặc làm tại HTX. Sản phẩm làm ra được chị nhập cho công ty và trả công trong ngày nên nhiều lao động phấn khởi, kiên trì học và làm nghề.

Người đưa nghề về quê phát triển sôi động

Mặc dù là nghề phụ nhưng đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân. Nghề đan thủ công không kén lao động, từ người già, phụ nữ, trẻ em đều có thể làm được. Ông Lê Văn Thực (hơn 80 tuổi) ở thôn Phú Trí coi đây là niềm vui lúc tuổi già.

Người đưa nghề về quê phát triển sôi động

Bình quân mỗi ngày HTX suất 250 bộ đôi sản phẩm cho Công ty TNHH Quốc Đại. Nghề đan lát của HTX tiểu thủ công nghiệp Tượng Văn đang góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và xây dựng tiêu chí xã NTM nâng cao.

Lê Hà


Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]