(vhds.baothanhhoa.vn) - Ở huyện Hoằng Hóa hiện có nhiều người chơi xe đap cổ như gìn giữ lại vẻ đẹp một thời: Xem xe đạp như một phương tiện giao thông thiết yếu và là tài sản có giá trị được nâng niu gìn giữ.

Những chiếc xe đạp cổ ở Hoằng Hóa

Ở huyện Hoằng Hóa hiện có nhiều người chơi xe đap cổ như gìn giữ lại vẻ đẹp một thời: Xem xe đạp như một phương tiện giao thông thiết yếu và là tài sản có giá trị được nâng niu gìn giữ.

Nhiều chiếc xe đạp cổ do người Pháp sản xuất từ hàng trăm năm trước với các thương hiệu nổi tiếng như: Aviac, Pllis Lion, Sterling, Mercie, feugeot... được ông Bùi Trí Trung ở xã Hoằng Tiến huyện Hoằng Hóa sưu tầm, gìn giữ và giao lưu với các bạn chơi xe đạp cổ trong toàn quốc. Ông còn có khả năng giúp phục chế những chi tiết trong xe cổ bị hỏng hóc giúp người chơi có được xe đạp ưng ý.

Những chiếc xe đạp cổ ở Hoằng Hóa

Những chiếc xe Pháp cổ của ông Bùi Trí Trung.

Ông Nguyễn Huy Thăng ở xã Hoằng Thắng lại đặc biệt yêu thích những chiếc xe đạp cổ của Pháp, của Anh với các bộ phận độc đáo, quý hiếm. Ông luôn săn tìm mua những bộ phận xe chuyên biệt như phanh CLB, phuốc tăng fivo, đùi đĩa Slung để dựng thành những con xe độc đáo cho riêng mình, thỏa những đam mê theo đuổi.

Những chiếc xe đạp cổ ở Hoằng Hóa

Những chiếc xe Pháp, xe Anh ông Nguyễn Huy Thăng sưu tầm, sở hữu.

Ông Hoàng Sỹ Hùng ở Hoằng Đạt lại đặc biệt yêu thích những chiếc xe đạp của các nước XHCN trước đây như các dòng xe: Fa vo rít của Tiệp Khắc, Mifa, Điamang của Đức, Phượng Hoàng, Vĩnh Cửu của Trung Quốc, XB3 của Liên Xô. Hiện ông còn lưu giữ đến 30 chiếc xe còn đep đến 70% và luôn lau chùi, bảo quản gìn giữ.

Những chiếc xe đạp cổ ở Hoằng Hóa

Những chiếc xe đạp của các nước XHCN được ông Hoàng Sỹ Hùng lưu giữ.

Ông Nguyễn Hữu Ngôn ở thị trấn Bút Sơn huyện Hoằng Hóa lại hướng tới việc sưu tầm, gìn giữ những chiếc xe đạp của Việt Nam và Thanh Hóa sản xuất vừa thỏa niềm đam mê hiểu biết cho riêng mình vừa đem ra trưng bày tại Nhà truyền thống huyện Hoằng Hóa để phục vụ cộng đồng.

Những chiếc xe Thống Nhất được sản xuất từ những năm 1960 được ông đặc biệt quan tâm. Xe Hàm Long, xe Hàm Rồng được Hợp tác xã Cơ khí Thành Công và Hợp tác xã Minh Thành giúp người dân xuống khung từ xe đạp Liên Xô được chính quyền cho phép được ông quan tâm sưu tầm.

Ông cũng cất công sưu tầm được chiếc xe Sông Mã do Hợp tác xã cơ khí Thành Công sản xuất những năm 1980 còn nguyên nhãn mác và đang vận hành tốt.

Những chiếc xe đạp cổ ở Hoằng Hóa

Xe Thống Nhất và xe Sông Mã ông Ngôn sưu tầm còn đầy đủ bộ phận và vận hành tốt.

Ông đã đưa vào trưng bày tại Nhà truyền thống huyện hàng chục xe đạp minh họa cho phương tiện giao thông chủ yếu của thời bao cấp. Gần đây nhất ông đã vận động gia đình ông Lê Xuân Thảo hiến tặng Nhà truyền thống huyện Hoằng Hóa chiếc xe đạp Sterling quý giá của thân sinh ông là ông Lê Xuân Lan, nguyên Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến Hoằng Hóa (1950 - 1954) từng sử dụng để đi vận động Nhân dân ủng hộ chính quyền cách mạng trong thời gian khó và vận động ủng hộ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Những chiếc xe đạp cổ ở Hoằng Hóa

Xe Stecling của Ông Lê Xuân Lan, nguyên Chủ tịch UB HC kháng chiến huyện Hoắng Hóa.

Việc gìn giữ và sử dụng những chiếc xe đạp cổ và xe đạp thời bao cấp là nét đẹp, góp phần nhân lên phong trào yêu xe đạp và sử dụng xe đạp như một phương tiện giao thông quan trọng giúp cuộc sống trở nên thuận lợi, cũng như giúp rèn luyện sức khỏe và giúp gìn giữ môi trường.

Hồng Nhật


Hồng Nhật

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]