(vhds.baothanhhoa.vn) - Đối với những nữ điều dưỡng Khoa sản làm việc trong khu điều trị cách ly COVID-19, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, môi trường luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo, quần áo luôn ướt sũng mồ hôi, nhưng họ vẫn nêu cao tinh thần “chống dịch như chống giặc”, hết lòng phục vụ sản phụ và trẻ sơ sinh.

Những người mẹ “đặc biệt”

Đối với những nữ điều dưỡng Khoa sản làm việc trong khu điều trị cách ly COVID-19, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, môi trường luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo, quần áo luôn ướt sũng mồ hôi, nhưng họ vẫn nêu cao tinh thần “chống dịch như chống giặc”, hết lòng phục vụ sản phụ và trẻ sơ sinh.

Những người mẹ “đặc biệt”

Điều dưỡng Đỗ Việt Hà đã từng có thời gian vào miền Nam chống dịch. Với chị được phục vụ bệnh nhân là niềm vui, hạnh phúc không thể đong đếm.

Không quá khi ví những nữ điều dưỡng ở Bệnh viện Phụ sản là người mẹ “thứ hai”, bởi trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, họ phải hóa thân thành nhiều vai trò, vừa chăm sóc bệnh nhân sản phụ, kiêm bảo mẫu cho những đứa trẻ sơ sinh có mẹ mắc COVID-19.

Trong khu cách ly điều trị sản phụ và trẻ sơ sinh bị mắc COVID-19 Khoa sản, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, một ngày làm việc của những nữ điều dưỡng rất bận rộn cùng lịch trực dạy đặc. Bởi phần lớn những sản phụ điều trị tại đây không có người thân bên cạnh. Thế nên, họ phải gác bỏ những nỗi niềm riêng làm luôn những phần công việc tế nhị nhất. Bất kể ngày hay đêm “những bóng hồng” khoác trên mình chiếc áo “blouse” đều hy sinh sức khỏe bản thân để chăm sóc bệnh nhân là những sản phụ mắc COVID-19.

Những người mẹ “đặc biệt”

Đối với những nữ điều dưỡng, họ như là “người mẹ thứ hai” của những đứa trẻ nhỏ trong khu điều trị COVID-19, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa

Bế trên tay đứa trẻ mới chào đời còn đang đỏ hỏn, trong bộ quần áo bảo hộ chị Đỗ Việt Hà, nữ điều dưỡng Khoa sản, Bệnh viện Phụ sản - người đã có 2 tháng tình nguyện vào miền Nam phòng, chống dịch kể về những việc làm của mình. Theo chị, chăm sóc cho một người bệnh đã là cả một vấn đề, chưa kể phải tiếp xúc với hàng trăm bệnh nhân F0, rồi kiêm luôn “bảo mẫu” của những đứa trẻ sơ sinh từ ăn, giấc ngủ, theo dõi sức khỏe.

“Vất vả, hi sinh không quan trọng, cốt yếu mình làm vì trách nhiệm, cái tâm, yêu nghề”, chị Hà nói.

Trong khu điều trị cách ly này phần lớn sản phụ mắc COVID-19 phải điều trị cách ly, người thân không có bên cạnh, vậy nên những nữ điều dưỡng, hộ lý trở thành người thân duy nhất làm điểm tựa để họ dựa vào, vượt qua khó khăn, bệnh tật. Đã nhiều ngày chị Hà chưa được về với gia đình.

Ở khu vực chăm sóc các bé sau sinh từ mẹ mắc COVID-19, các bé vừa tắm xong được thay đồ, vệ sinh, uống thêm sữa, thi thoảng các cô trong phòng lại đến vỗ về các bé. Họ như những người mẹ “thứ hai” của những đứa trẻ ở nơi đặc biệt này.

Những người mẹ “đặc biệt”

Những nữ điều dưỡng tại Bệnh viện Phụ sản kiêm nhiều công việc, nhưng họ vẫn cố gắng, hi sinh thầm lặng để chăm sóc bệnh nhân.

Chị Nguyễn Thị Thủy, Điều dưỡng trưởng, Khoa sản 3 cho biết, công việc của những người mẹ “thứ hai” ở đây rất vất vả, chị em phải liên tục theo dõi, không rời mắt khỏi các bé bên cạnh công việc hàng ngày tắm giặt, vệ sinh, cho bé ăn, theo dõi sức khỏe bé hàng ngày… Đồng thời, quan sát xem sản phụ cần gì, sức khỏe như thế nào để chăm sóc, giúp đỡ.

Có những điều dưỡng lây nhiễm COVID-19, không được về với gia đình phải tự chăm sóc sức khỏe bản thân. Hàng ngày cần mẫn đi đến từng giường bệnh kiểm tra các thiết bị y tế trên người sản phụ đang hôn mê, rồi nhanh chóng về phòng sinh phụ giúp đồng nghiệp vệ sinh, tắm rửa cho các bé mới chào đời.

Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Nguyễn Thị Thắm cho biết, thời gian qua số lượng sản phụ mắc COVID-19 có chiều hướng tăng. Đối với những sản phụ mổ đẻ, đội ngũ điều dưỡng phải đưa trẻ xuống khoa chăm sóc, làm xét nghiệm, theo dõi sức khỏe các bé. Có những trường hợp theo dõi sát sao do mẹ mắc COVID-19 diễn biến nặng phải mổ gấp.

Do đặc thù làm việc trong môi trường dịch bệnh, chị em điều dưỡng trong khu điều trị cách ly ít khi được về nhà.

TRUNG LÊ


TRUNG LÊ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]