(vhds.baothanhhoa.vn) - Hiền Kiệt là xã vùng cao biên giới nằm ở phía Tây của huyện Quan Hóa với hơn 80% số hộ làm nông - lâm nghiệp. Tận dụng tiềm năng, thế mạnh của địa phương, xã đã và đang đề ra nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế ở xã biên giới Hiền Kiệt

Hiền Kiệt là xã vùng cao biên giới nằm ở phía Tây của huyện Quan Hóa với hơn 80% số hộ làm nông - lâm nghiệp. Tận dụng tiềm năng, thế mạnh của địa phương, xã đã và đang đề ra nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế ở xã biên giới Hiền Kiệt

Bà con xã Hiền Kiệt thực hiện các bước trong quy trình làm nên sản phẩm chè Tán Ma.

Về xã Hiền Kiệt không khó để bắt gặp những đồi chè xanh mướt mát dọc những triền đồi và trong vườn ở các gia đình. Theo người dân địa phương, cây chè và sản phẩm chè Tán Ma đã có từ xa xưa, được bà con dân tộc Thái trồng nhiều nhất trên những sườn đồi dọc theo suối Khiết, sử dụng làm đồ uống. Sở dĩ bà con nơi đây gọi là chè Tán Ma là bởi “Tán Ma” có nghĩa là khách quý đến, ý nói là sản phẩm được sử dụng để tiếp đón khách quý.

Phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế ở xã biên giới Hiền Kiệt

Cây chè Tán Ma được trồng nhiều trên những quả đồi dọc suối Khiết.

Gia đình anh Lò Khăm Hựng ở bản Poọng 2, xã Hiền Kiệt có 2 ha trồng chè. Từ nhỏ anh đã thấy ông bà, bố mẹ mình gắn bó với đồi chè. Mỗi năm chè cho thu hoạch từ 3 - 4 vụ. Bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 9 âm lịch, bà con thu hoạch chè. Chè được người dân thu hái về sơ chế, ban đầu để phục vụ nhu cầu hàng ngày, sau này trở thành hàng hóa bán cho người dân trong huyện. Mỗi hộ dân trồng chè thu hoạch 1 - 3 tạ chè khô mỗi năm, giá bán 100.000 đồng/kg.

Phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế ở xã biên giới Hiền Kiệt

Sản phẩm chè Tán Ma xã vùng biên Hiền Kiệt đang trong quá trình xây dựng sản phẩm OCOP.

Với mục đích quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm và thu nhập bền vững cho người dân địa phương, xã Hiền Kiệt đang nhân rộng mô hình trồng và sản xuất chè trên địa bàn, xây dựng chè Tán ma thành sản phẩm OCOP.

Để xây dựng thương hiệu chè Tán Ma thành công, chính quyền địa phương đang tích cực hướng dẫn người dân thay đổi tập quán sản xuất truyền thống, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Xã đã tập trung vận động Nhân dân xây dựng vùng nguyên liệu; hướng dẫn cách trồng, chăm sóc, tỉa cành, tạo tán cây chè đúng quy trình kỹ thuật. Hiện nay, tổng diện tích chè toàn xã đạt hơn 50 ha. Cuối năm 2020, Tổ hợp tác kinh doanh sản xuất chè Tán Ma Hiền Kiệt đã được thành lập, nhằm phát triển quy mô và xây dựng thương hiệu.

Hiện nay Tổ hợp tác kinh doanh sản xuất chè Tán Ma Hiền Kiệt có 11 thành viên, do anh Lò Khăm Hựng, bản Poọng làm Tổ trưởng. Với mục tiêu “Tận dụng thế mạnh địa phương - Phát huy nội lực”, tổ hợp tác đã xây dựng kế hoạch phát triển gắn với tiêu thụ sản phẩm, hướng tới cộng đồng dân cư, phát triển quy mô sản phẩm chè của địa phương.

Phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế ở xã biên giới Hiền Kiệt

Nhờ tận dụng thế mạnh vườn đồi, xã Hiền Kiệt phát triển chăn nuôi dê, đem lại hiệu quả kinh tế.

Ngoài phát triển cây chè Tán Ma, xã Hiền Kiệt có 880 ha luồng. Cây luồng là cây xóa nghèo của địa phương và hiện nay có 226 ha trồng rừng dự án. Cùng với đó, nhiều hộ phát triển chăn nuôi, trồng cây ăn quả như vải thiều, bưởi. Tiêu biểu trong trồng cây ăn quả như hộ gia đình ông Hà văn Cận, Hà Văn Quyển, Hà Văn Tiến, Lộc Văn Ngoan, Lộc Văn Huý, Lộc Văn Hoe; Gia đình chăn nuôi giỏi như anh Lê văn Hải, bản Pọong 1 là một trong những hộ chăn nuôi phát triển của xã Hiền Kiệt. Từ năm 2019, anh Hải đầu tư chăn nuôi dê, hiện nay đàn dê phát triển lên 80 con.

Phó Chủ tịch UBND xã Hiền Kiệt Nguyễn Hữu Dũng, cho biết: Xã Hiền Kiệt có 882 hộ, 4.053 nhân khẩu, sinh sống ở 7 bản, chủ yếu đồng bào dân tộc Thái, Kinh. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã hơn 6.000ha. Trong những năm qua nhiều chủ trương chính sách, chương trình, dự án của Nhà nước đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn đã được triển khai trên địa bàn xã, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền xã, nên đã phần nào thay đổi được cuộc sống của Nhân dân, bộ mặt nông thôn được đổi mới.

Tuy nhiên, Hiền Kiệt là một xã vùng cao biên giới do điều kiện kinh tế của xã còn khó khăn, tập quán sinh hoạt của người dân còn mang nặng tính địa phương, dân trí phát triển không đồng đều, địa hình đồi núi cao, thời tiết diễn biến phức.. .làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân. Bên cạnh sự nỗ lực của địa phương rất mong sự quan tâm đầu tư hơn nữa của các cấp, các ngành.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]