(vhds.baothanhhoa.vn) - Tận dụng tiềm năng, lợi thế về diện tích mặt nước sông, suối và vùng lòng hồ thủy điện, những năm gần đây, các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá đã phát triển nghề nuôi cá lồng. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống Nhân dân.

Phát triển nghề nuôi cá lồng ở miền núi xứ Thanh

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về diện tích mặt nước sông, suối và vùng lòng hồ thủy điện, những năm gần đây, các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá đã phát triển nghề nuôi cá lồng. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống Nhân dân.

Phát triển nghề nuôi cá lồng ở miền núi xứ Thanh

Phát triển nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ Nhà máy Thủy điện Trung Sơn (Quan Hóa).

Đến thăm khu vực nuôi cá lồng bè của gia đình ông Trịnh Xuân Châu, thành viên HTX nuôi trồng thủy sản Cửa Đạt (Thường Xuân), ông cho biết: “Gia đình tôi hiện có 10 lồng cá đảm bảo tiêu chuẩn, với tổng diện tích nuôi trồng 360m2, trong đó có 3 lồng cá được huyện hỗ trợ 10 triệu đồng, đồng thời được tập huấn kỹ thuật quây lồng, kỹ thuật chăm sóc cá. Hiện tại gia đình tôi đang nuôi một số loài cá như lăng đen, trắm đen, trắm cỏ, chép theo quy trình VietGAP”. Ông Châu ước tính mỗi năm, gia đình ông xuất bán 20 tấn cá, giá trị đạt trên 1 tỷ đồng.

Phát triển nghề nuôi cá lồng ở miền núi xứ Thanh

Người dân thu hoạch cá.

Là một trong những hộ tiên phong của phong trào nuôi cá lồng hồ thủy điện Bá Thước 2, gia đình ông Trương Văn Tấn ở thôn Chiềng Ai, xã Hạ Trung (Bá Thước) đã vươn lên thoát nghèo. Trước đây, gia đình ông Tấn nuôi 2 lồng cá tự phát, giống cá được thả nuôi không có nguồn gốc nên cá chậm lớn, hiệu quả không cao.

Năm 2019, Hội Nông dân xã Hạ Trung đã hướng dẫn các hộ nuôi cá như gia đình ông Tấn tham gia chi hội nông dân nghề nghiệp nuôi cá lồng theo hình thức liên kết, nhằm chuyển đổi phương thức sản xuất từ đơn lẻ sang sản xuất hàng hóa tập trung đem lại thu nhập cao. Nhờ học hỏi kinh nghiệm từ các hội viên và tìm tòi kỹ thuật chăm sóc, hiện gia đình ông Tấn có 3 lồng nuôi với gần 300 con cá trắm, mỗi năm cho thu nhập từ 70 - 80 triệu đồng.

Phát triển nghề nuôi cá lồng ở miền núi xứ Thanh

Sản phẩm cá dao động từ 100-300 nghìn đồng/kg.

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn xã Hạ Trung đã có 48 hộ gia đình đầu tư nuôi cá lồng, với 104 lồng, hộ nuôi nhiều nhất 4 - 5 lồng cá, mỗi lồng nuôi khoảng 100 con. Sản lượng trung bình mỗi năm đạt 12 - 15 tấn cá. Mỗi năm doanh thu đạt 1 - 1,5 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân mỗi hộ 80 - 120 triệu đồng/năm.

Tại xã Trung Sơn (Quan Hóa), hiện có 42 hộ dân sinh sống vùng ven lòng hồ Nhà máy Thủy điện Trung Sơn nuôi cá với tổng số 72 lồng, chủ yếu các loại cá trắm, chép, lăng đen, lăng hoa, dốc, ké…. Để người dân có vốn đầu tư, xã Trung Sơn đã phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hỗ trợ cho người dân vay hơn 800 triệu đồng để đầu tư mô hình nuôi cá lồng. Cùng với đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho người dân, như: Ứng phó với biến đổi khí hậu; kỹ thuật đóng lồng nuôi bằng lưới quây thay cho cách đóng lồng bằng tre, luồng truyền thống; cách chăm sóc, thu hoạch cá...

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá, việc khai thác tiềm năng, dư địa nuôi trồng thủy sản trên các hồ chứa thủy lợi, thủy điện theo hướng sản xuất hàng hóa, sẽ giúp chuyển đổi cơ cấu sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân.

Hiện nay, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chỉ đạo các địa phương vận động Nhân dân mở rộng diện tích nuôi cá lồng trên các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện; đồng thời có các giải pháp thu hút các doanh nghiệp, HTX đầu tư mở rộng quy mô nuôi cá lồng theo hướng hàng hóa; áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi; xây dựng kế hoạch phát triển thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; hạn chế tình trạng nuôi tự phát khó kiểm soát, ô nhiễm môi trường.

Khắc Công


Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]