Phụ nữ xã Hoằng Trường với nghề đan lưới
Đa số người dân ở xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) sinh sống bằng nghề đi biển, do đó công việc đan lưới, vá lưới thuê là nghề để phụ nữ địa phương mưu sinh.
Theo các chủ tàu chuyên khai thác xa bờ, mỗi chuyến vươn khơi kéo dài cả chục ngày, mỗi tàu cần khoảng 400 - 500 cheo lưới, để vừa sử dụng vừa dự trữ trên tàu; sau mỗi chuyến vươi khơi trở về, hầu như lưới đều bị rách hoặc thủng nhỏ, bên cạnh vợ phụ giúp, thì họ phải thuê thêm từ 3 - 5 nhân công vá lưới để đảm bảo có đủ lưới cho những chuyến vươn khơi tiếp theo. Hiện nay Hoằng Trường có khoảng 700 phụ nữ theo nghề đan vá lưới thuê tập trung tại các thôn Hải Sơn, Thành Xuân, Liên Minh, Linh Trường...
Nghề đan vá lưới không tốn sức, nhưng đòi hỏi kiên trì, chịu khó.
Để đan được một tấm lưới đạt tiêu chuẩn đòi hỏi người thợ đan phải khéo léo, nhẫn nại, có kỹ thuật về cách sắt lưới, cạp phần, sắt phao, cạp chì, khi đan các mũi đan phải chắc tay và đều nhau. Thời gian để hoàn thành một chiếc lưới từ 5 - 20 ngày tùy theo lưới to, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Trong các công đoạn thì khâu ken phao là quan trọng nhất vì tay lưới khi giăng cá có dính lưới hay không là do khâu này quyết định.
Nghề đan lưới có từ lâu đời và đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương. Tùy theo mỗi công đoạn mà thu nhập khác nhau, dao động từ 3-4 triệu đồng/người/ tháng.
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, dù hình thức khai thác thủy, hải sản có hiện đại hơn nhưng nghề đan lưới ở Hoằng Trường vẫn không mất đi mà lại ngày càng phát triển.
Nguyễn Đạt
{name} - {time}
- 2023-06-01 14:23:00
Nơi chắp cánh ước mơ của trẻ mồ côi, người khuyết tật thị xã Bỉm Sơn
- 2023-05-31 10:13:00
Tạo sân chơi bổ ích cho trẻ
- 2021-07-10 16:53:00
Hệ lụy từ cá độ bóng đá
Chung cư và những hiểm hoạ
Mưu sinh trong mùa dịch : Từ những con số
Mưu sinh trong mùa dịch: Hệ lụy...
Mưu sinh trong mùa dịch: Đi tìm cơ hội việc làm...
Nghề tiểu thủ công nghiệp ở thị xã Nghi Sơn: Vì sao không phát huy hiệu quả
Cảnh giác với các sản phẩm phòng dịch trên mạng
Khởi sắc trong thu hút đầu tư ở Như Xuân
Ngày mới ở cảng Hới
Nhọc nhằn nghề muối và mong ước của diêm dân (Bài cuối): Hướng đi mới cho diêm dân xứ Thanh