(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau 3 năm thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, Thanh Hóa đã có 158 sản phẩm được xếp hạng OCOP cấp tỉnh, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao, 40 sản phẩm 4 sao và 117 sản phẩm 3 sao. Cùng với đó, công tác quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP cũng được chú trọng.

Quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

Sau 3 năm thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, Thanh Hóa đã có 158 sản phẩm được xếp hạng OCOP cấp tỉnh, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao, 40 sản phẩm 4 sao và 117 sản phẩm 3 sao. Cùng với đó, công tác quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP cũng được chú trọng.

Quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOPKhách hàng truy xuất nguồn gốc khi mua sản phẩm OCOP.

Mục đích của Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 là phát huy nội lực, gia tăng giá trị sản phẩm, góp phần phát triển giá trị kinh tế khu vực nông thôn. Bước đầu người dân đã nhận thức được giá trị và tích cực tham gia xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP phù hợp. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp, chủ thể phát huy ý tưởng sáng tạo, cải tiến nâng cao chất lượng mẫu mã, bao bì sản phẩm, đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, tham quan, học tập kinh nghiệm, quảng bá xúc tiến thương mại qua các hội chợ, các điểm giới thiệu sản phẩm..., nên sau 3 năm nỗ lực thực hiện, Thanh Hóa đã có 158 sản phẩm được xếp hạng OCOP cấp tỉnh, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao, 40 sản phẩm 4 sao và 117 sản phẩm 3 sao.

Các sản phẩm được công nhận chủ yếu tập trung ở thực phẩm (108 sản phẩm) đồ uống (9 sản phẩm), thủ công mỹ nghệ (24 sản phẩm) và thảo dược (17 sản phẩm). Nhiều huyện, thị xã, thành phố tích cực tham gia, như: thị xã Nghi Sơn 16 sản phẩm, Nga Sơn 19 sản phẩm, các huyện Hoằng Hóa 13 sản phẩm, Quảng Xương 10 sản phẩm, Thọ Xuân 11 sản phẩm,... Không ít chủ thể được công nhận từ 3-4 sản phẩm OCOP như: Công ty TNHH Thực phẩm và dịch vụ thương mại Lê Gia (Hoằng Hóa) có 1 sản phẩm 5 sao và 2 sản phẩm 4 sao; hộ kinh doanh Mai Thị Trang (thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn) có 5 sản phẩm đạt 3 sao; HTX nông lâm nghiệp Bình Sơn (Triệu Sơn) có 4 sản phẩm đạt 3 sao... Việc xây dựng các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn cũng được chú trọng, giúp người dân tiếp cận và mua sản phẩm. Bà Mai Thị Hồng, số nhà 32, đường Ngô Sỹ Liên, phường Tân Sơn (TP Thanh Hóa) cho biết: “Tôi bị đau dạ dày đã từ lâu, cần mua mật ong uống với tinh bột nghệ. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi đã đến gian hàng của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh ở số 18, đường Hạc Thành (TP Thanh Hóa) mua sản phẩm OCOP mật ong Hưởng Hoa có nguồn gốc rõ ràng, mật ong không bị đen, dùng rất yên tâm”.

Từ 1 điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn TP Thanh Hóa, đến nay đã có 16 điểm và có thêm 1 HTX OCOP Thanh Hóa kết nối tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ các chủ thể tham gia OCOP hoàn thiện sản phẩm. Qua đó đã góp phần lan tỏa Chương trình OCOP đến cộng đồng doanh nghiệp, người dân...

Ngọc Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]