(vhds.baothanhhoa.vn) - Thời gian qua các lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT; đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về sử dụng xe kéo, xe tự chế vận chuyển hàng hóa cồng kềnh gây mất ATGT. Tuy nhiên, bên cạnh những người nghiêm chỉnh chấp hành, một số trường hợp vẫn tái phạm. Vì thế, cần phải có chế tài đủ mạnh, xử lý triệt để tình trạng trên.

Tăng cường công tác quản lý các phương tiện xe tự chế

Thời gian qua các lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT; đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về sử dụng xe kéo, xe tự chế vận chuyển hàng hóa cồng kềnh gây mất ATGT. Tuy nhiên, bên cạnh những người nghiêm chỉnh chấp hành, một số trường hợp vẫn tái phạm. Vì thế, cần phải có chế tài đủ mạnh, xử lý triệt để tình trạng trên.

Tăng cường công tác quản lý các phương tiện xe tự chế

Theo lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh cho biết: Loại xe tự chế tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất cao, vì đây đa số là phương tiện do các cơ sở sản xuất tự phát thiết kế, không bảo đảm các chỉ số an toàn, chắp vá từ nhiều vật liệu, thậm chí được lắp ghép từ phụ tùng của các xe ô tô đã hết niên hạn sử dụng; người điều khiển hầu như không được đào tạo, hướng dẫn điều khiển, đa số là lao động giản đơn ở nông thôn, không có giấy phép lái xe; phương tiện không qua đăng kiểm...

Mặc dù Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP, ngày 29-6-2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đã quy định rõ: “Từ ngày 1-1-2008, đình chỉ lưu hành xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh. Trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị tịch thu xử lý bán phế liệu, sung vào công quỹ”. Tuy nhiên hiện nay việc xử lý loại xe vi phạm này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Tăng cường công tác quản lý các phương tiện xe tự chế

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên lĩnh vực xe tự chế, thời gian qua Phòng Cảnh sát giao thông đã tham mưu với Ban Giám đốc Công an tỉnh ra văn bản chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành các quy định của Luật Giao thông đường bộ; không được sử dụng xe đầu kéo, phương tiện tự chế để vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng tham gia giao thông; yêu cầu cam kết không vi phạm, nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm đối với người điều khiển phương tiện máy kéo nông nghiệp, vật liệu xây dựng tự chế tham gia giao thông vi phạm Luật Giao thông đường bộ, như: Không có giấy phép lái xe theo quy định; xe chở quá tải trọng; không đủ hệ thống đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu; bộ phận hãm không đảm bảo…

Tăng cường công tác quản lý các phương tiện xe tự chế

Song song với công tác tuyên truyền, Công an các huyện, thị xã, thành phố đã tiến hành rà soát, lập danh sách quản lý đối với các cơ sở sản xuất lắp ráp, số hộ dân sử dụng các loại xe cơ giới 3 bánh tự chế, không có đăng ký; xe thô sơ 3, 4 bánh tự chế không có đăng ký; yêu cầu các chủ cơ sở chấm dứt việc sản xuất, lắp ráp và các chủ phương tiện cam kết không cho người khác thuê mướn để sử dụng, lưu hành loại phương tiện này.

Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trong năm 2021 và hơn 2 tháng đầu năm 2022, lực lượng Cảnh sát giao thông trong tỉnh đã xử lý trên 100 trường hợp sử dụng xe tự chế lưu thông trên các tuyến giao thông.

Để hạn chế nguy cơ tai nạn giao thông do loại phương tiện này gây ra, ngoài các biện pháp xử lý của lực lượng cảnh sát giao thông, chính quyền địa phương cần vào cuộc một cách tích cực hơn nữa; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT. Đồng thời, vận động người dân sử dụng các loại phương tiện máy kéo nông nghiệp đúng mục đích, không tự chế và cơi nới thùng để vận chuyển hàng hóa tham gia giao thông.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]