(vhds.baothanhhoa.vn) - Không chỉ đảm bảo môi trường an toàn trong bệnh viện, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn còn đóng vai trò quan trọng trong phòng, chống dịch COVID-19, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn hướng đến bệnh viện an toàn

Không chỉ đảm bảo môi trường an toàn trong bệnh viện, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn còn đóng vai trò quan trọng trong phòng, chống dịch COVID-19, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn hướng đến bệnh viện an toàn

Phân loại vải đã qua sử dụng cho bệnh nhân trước khi cho vào lồng giặt tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa

Để xây dựng bệnh viện, phòng khám an toàn là pháo đài chống dịch COVID-19, thời gian qua các cơ sở y tế luôn chú trọng công tác phòng, chống nhiễm khuẩn, đồng thời quán triệt, tuyên truyền đến đội ngũ y bác sỹ, nhân viên tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn trong lĩnh vực chuyên môn…

Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Nhi Lê Thị Thủy cho biết, khoa được phân công một số nhiệm vụ giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, giặt là, hấp sấy các trang thiết bị, dụng cụ liên quan đến bệnh nhân, xử lý chất thải của bệnh viện. Đồ vải trong bệnh viện đã sử dụng được phân loại, thu gom, vận chuyển xuống nhà giặt trong ngày, chia thành nhiều loại (vải bẩn, vải lây nhiễm, vải dính máu, dịch chất thải cơ thể…), đồ vải trước khi cho vào lồng giặt được khử khuẩn, tiệt trùng, theo quy trình khác nhau trong không gian khép kín không phát tán ra môi trường. Bệnh viện hiện có 3 máy giặt, công suất lớn nhất 55kg/mẻ, trung bình giặt từ 700kg đến 1 tấn vải/ngày.

Đối với dụng cụ y tế phục vụ cho tiểu phẫu, phẫu thuật… cho bệnh nhân sau khi khử khuẩn trên khoa, phòng được xử lý theo đúng quy trình nghiêm ngặt đảm bảo vệ sinh, an toàn ở mức cao nhất (khử khuẩn, làm sạch, tiệt khuẩn và bảo quản) sau đó được đóng gói từng bộ dụng cụ cẩn thận. Riêng chất thải nguy hại, bệnh viện phân loại, thu gom tại khoa, phòng rồi chuyển xuống lò, đốt trong ngày.

Tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn hướng đến bệnh viện an toàn

Phân loại chất thải y tế được thực hiện nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn môi trường, tránh nguy cơ lây nhiễm ra không khí

Trung bình bệnh viện Phụ Sản tiếp nhận trên 300 bệnh nhân điều trị nội trú và khám ngoại trú/ngày, với 90kg chất thải y tế được thải ra trong ngày, do số lượng lớn bệnh viện phải xử lý đốt trong ngày để đảm bảo an toàn vệ sinh.

Trưởng phòng điều dưỡng bênh viện Lê Thị Quỳnh Nga cho biết, để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân, bệnh viện thường xuyên thay chăn ga hàng ngày. Những đồ vải có dính máu được nhân viên phân loại, xử lý theo quy trình giặt của đồ dính máu và đồ không dính máu. Còn dụng cụ sắt sau khi sử dụng xong được ngâm vào dung dịch khử nhiễm, tiếp đó mang xuống khoa kiểm soát nhiễm khuẩn để xử lý theo quy trình.

Nhằm tăng cường công tác giám sát, đánh giá mức độ an toàn của các dụng cụ, hàng tuần khoa vi sinh và khoa kiểm soát nhiễm khuẩn sẽ trực tiếp khảo sát, đánh giá bất kỳ mỗi tuần một lần đối với đồ vải, đồ sắt xem mức mức độ an toàn đến đâu.

Tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn hướng đến bệnh viện an toàn

Nhiều bệnh viện đầu tư, mua sắm hệ thống máy giặt đồ vải y tế công suất lớn, hiện đại.

Ngày 16-7-2020 Bộ Y tế đã ban hành bộ tiêu chí “Bệnh viện an toàn” để chỉ đạo, hướng dẫn các bệnh viện đánh giá thực trạng công tác chuẩn bị ứng phó dịch COVID-19, phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế… Trên cơ sở đó, nhiều cơ sở y tế trên địa bàn thường xuyên chú trọng công tác đảm bảo vệ sinh môi trường khuôn viên bệnh viện, mang đến không gian trong sạch, thoải mái cho người bệnh, hạn chế mức thấp nhất nhiễm khuẩn trong bệnh viện.

TRUNG LÊ


TRUNG LÊ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]