(vhds.baothanhhoa.vn) - Là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh, với những lợi thế nhất định, huyện Quan sơn đã xây dựng Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ kết hợp du lịch sinh thái đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái tại huyện Quan Sơn

Là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh, với những lợi thế nhất định, huyện Quan sơn đã xây dựng Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ kết hợp du lịch sinh thái đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái tại huyện Quan Sơn

Huyện miền núi Quan Sơn có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn.

Qua khảo sát, việc kết hợp sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Quan Sơn có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Trong đó sản xuất nông nghiệp hữu cơ với những cánh đồng lúa, rau đặc sản, vườn cây ăn quả bản địa, làng nghề truyền thống… là cơ sở thúc đẩy du lịch phát triển. Ngược lại, phát triển du lịch sinh thái làm gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần tạo việc làm, ổn định đời sống Nhân dân.

Sự kết hợp đó đã phát huy lợi thế của địa phương trong việc phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp kết hợp với các hoạt động du lịch nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực tại chỗ, nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Không những vậy, phát triển nông nghiệp hữu cơ kết hợp du lịch sinh thái ở các quy mô từ hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp nhằm tạo ra thực phẩm hữu cơ, môi trường an toàn cho người dân, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có giá trị gia tăng cao.

Quan Sơn hiện có độ che phủ rừng cao nhất tỉnh với trên 89%, tạo lợi thế phát triển nông nghiệp, đặc biệt là tài nguyên rừng với hệ thống động, thực vật đa dạng về chủng loại và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thời gian qua, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Quan Sơn đang hình thành phát triển một số sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, một số cây trồng, vật nuôi đặc sản bản địa như lúa nếp Cay Nọi, các loại dưa Mông, dứa, chè Tán ma, cây dược liệu, cây ăn quả, vịt bầu, lợn đen, cá tầm, cá hồi…

Tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái tại huyện Quan Sơn

Những đồng ruộng bậc thang hấp dẫn, gọi mời du khách tham quan, trải nghiệm, khám khá.

Ngoài ra, huyện còn có hệ thống hang động, thác nước hấp dẫn, cảnh quan có sự kết hợp giữa núi đá và sông ngòi, đan xen những cánh đồng ruộng bậc thang đẹp, màu mỡ. Lại có một phần diện tích nằm trong Khu bảo tồn Nam Động tiếp giáp Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Xuân Liên, Khu bảo tồn đa dạng sinh học Quốc gia Nma Xam (CHDCND Lào) tạo cơ sở phát triển các loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng thông qua các hoạt động khám phá, trải nghiệm.

Vùng đất Quan Sơn còn có những lễ hội giàu bản sắc, phong tục tập quán, các món ăn đặc sắc của đồng bào các dân tộc, cùng các điểm di tích văn hóa, lịch sử…

Do là huyện biên giới tiếp giáp nước bạn Lào, cùng hệ thống giao thông, cửa khẩu quốc tế quan trọng tạo thuận lợi giao thương, buôn bán hàng hóa, mở ra tiềm năng về phát triển thương mại, du lịch.

Thực hiện mục tiêu Đề án, phấn đấu đến năm 2030 có diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng 1,5% diện tích đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực. Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt 1,5 - 2%/tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong huyện, với các sản phẩm bao gồm lợn đen, lợn Mông, vịt bầu Quan Sơn... Diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt 1,5 - 2%/tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó tập trung sản phẩm từ cá tầm, cá hồi, cá dốc và các loài thủy sản bản địa. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản hữu cơ tăng gấp khoảng 1,5 - 1,6 lần so với sản xuất phi hữu cơ. Tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 1.200 lao động, trong đó có 500 lao động trực tiếp và 700 lao động gián tiếp. Đón được khoảng 8.000 lượt khách du lịch tại Quan Sơn trong đó có 2.000 lượt khách quốc tế và 6.000 lượt khách nội địa.

TRUNG LÊ


TRUNG LÊ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]