(vhds.baothanhhoa.vn) - Nghiên cứu tại một số bệnh viện phụ sản trong nước cho thấy, số phụ nữ sau sinh mắc chứng trầm cảm ngày càng tăng và gần 50% trong số này không được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Trầm cảm sau sinh: Những vấn đề phụ nữ cần biết

Nghiên cứu tại một số bệnh viện phụ sản trong nước cho thấy, số phụ nữ sau sinh mắc chứng trầm cảm ngày càng tăng và gần 50% trong số này không được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Trầm cảm sau sinh: Những vấn đề phụ nữ cần biết

Đầu năm 2022, liên tiếp các vụ việc đau lòng đã xảy ra từ những phụ nữ sau sinh mắc chứng trầm cảm. Ví như ngày 5-2, một phụ nữ 34 tuổi, quê tỉnh Sóc Trăng đã bỏ con gái vào máy giặt, còn mình thì treo cổ tự tử trong một nhà trọ tại quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Cùng ngày, tại Hà Tĩnh, một phụ nữ 39 tuổi cũng đã chém chết con trai 2 tháng tuổi rồi tự tử nhưng không thành...

Theo chuyên gia tâm lý Vera Xuân Hường, Công ty Tư vấn tâm lý hạnh phúc Việt có địa chỉ tại PG3-20, Shophouse Vincom, phường Điện Biên (TP Thanh Hóa), phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh, tốt nhất là không dùng thuốc để điều trị. Thay vào đó là sử dụng các liệu pháp tâm lý nhằm nhận diện, đối mặt với rối loạn cảm xúc và chuyển hóa căng thẳng, stress để tránh những hậu quả khó lường.

Trầm cảm sau sinh: Những vấn đề phụ nữ cần biết

Bản thân chuyên gia tâm lý Vera Xuân Hường cũng là người từng bị trầm cảm. Chị vẫn nhớ như in quãng thời gian sống trong khủng hoảng của mình. Khi đó, chị đang mang bầu đứa con đầu lòng ở tháng thứ 3, cơ thể hay bị mệt mỏi, thường lo lắng thái quá, nghi ngờ, cáu gắt với những người xung quanh, nhất là đối với chồng. Tình trạng cứ kéo dài trong nhiều năm liền, khiến chồng cũng cảm thấy ngột ngạt, cuộc sống hôn nhân gặp nhiều bế tắc, bản thân chị thấy chán nản, muốn tự tử. Cho tới 7 năm sau, trong một lần gặp chuyên gia tâm lý, chị mới biết mình bị trầm cảm. Sau đó chị được chuyên gia trị liệu kịp thời.

Chị cho biết, việc bị trầm cảm và trải qua các biến cố là những thách thức của cuộc sống đối với bất cứ ai, nhưng bản thân không biết và gia đình cũng vậy, nên để kéo dài nhiều năm, gây tổn hại về vật chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng lớn đến con cái. Do đó, chị mong muốn sẽ sử dụng những kiến thức tâm lý học lâm sàng đã được trang bị và những trải nghiệm vượt qua trầm cảm của chính bản thân để hỗ trợ chị em vượt qua khi không may mắc chứng này.

Chuyên gia tâm lý Vera Xuân Hường cho rằng, trầm cảm có thể gặp ở phụ nữ trước và sau khi sinh, trong đó, trầm cảm trước sinh ít gặp hơn. Trầm cảm trước sinh diễn ra khi người phụ nữ đang mang thai phải chịu nhiều áp lực hoặc có nhiều lo lắng cho đứa trẻ trong bụng. Nếu sau khi sinh, người phụ nữ phải kiêng khem quá mức, cách biệt với thế giới xung quanh, không nhận được sự chia sẻ, động viên từ người thân, sẽ phát sinh nhiều ý nghĩ tiêu cực, khả năng mắc trầm cảm sau sinh rất cao. Khi bị trầm cảm, người phụ nữ thường có các biểu hiện như: buồn chán, mệt mỏi, lo lắng thái quá, hay cáu gắt, tức giận vô cớ,... và thường hay suy nghĩ tiêu cực.

Trầm cảm sau sinh: Những vấn đề phụ nữ cần biết

Chuyên gia tâm lý Vera Xuân Hường khẳng định, qua thực tế trị liệu cho các thân chủ, nhiều trường hợp trầm cảm hoàn toàn có thể chữa được. Trầm cảm trước sinh hay sau sinh, nếu được phát hiện sớm khi các triệu chứng còn nhẹ, chị thường tháo gỡ những khúc mắc trong suy nghĩ, tình cảm của chị em bằng việc sử dụng bộ công cụ, trắc nghiệm để họ tự đánh giá xem mình có bị trầm cảm hay không. Hiện tại, có nhiều thang tự đánh giá như thang sàng lọc của PHQ9, thang HAM-D, thang đánh giá của Beck... và điều trị bằng các liệu pháp tâm lý, như: liệu pháp tâm lý gia đình, liệu pháp thư giãn, NLP, yoga, liệu pháp trị liệu tiếp xúc cá nhân... Do không sử dụng thuốc nên không gây ra các tác dụng phụ với mẹ và bé. Mẹ hoàn toàn yên tâm để tiếp tục cho con bú mà không cần phải lo lắng rằng con có bị ảnh hưởng hay không.

Cũng theo chuyên gia tâm lý Vera Xuân Hường, phụ nữ mang thai nên chủ động thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ; dành thời gian chăm sóc bản thân, làm những công việc phù hợp với sức khỏe và khả năng của bản thân; không đọc quá nhiều thông tin tiêu cực. Nên cởi mở, chia sẻ với gia đình, người thân về trạng thái cảm xúc của mình. Trong trường hợp thấy bản thân có những dấu hiệu lạ, thay đổi cảm xúc đột ngột hoặc tính khí thất thường, hay phiền não, khó chịu về những thứ xung quanh, tốt nhất nên đến gặp chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị sớm nếu có dấu hiệu bệnh trầm cảm.

Trầm cảm sau sinh: Những vấn đề phụ nữ cần biết

Chị em cũng nên tham gia các câu lạc bộ yoga, lớp kỹ năng, các buổi tư vấn miễn phí (hiện Công ty Tư vấn tâm lý hạnh phúc Việt vẫn tổ chức những lớp học và câu lạc bộ này), để hạn chế chứng trầm cảm trước và sau sinh. Bởi ở đây, chị em vừa được tập luyện, hoạt động mềm dẻo vừa có cơ hội để chia sẻ, trao đổi với giảng viên và học viên khác về cách chăm sóc bản thân, chăm con thế nào, ứng xử và chuyển hóa các mối quan hệ, chuẩn bị để con chào đời như thế nào, giảm tù túng trước và sau sinh nở để phòng ngừa trầm cảm.

Đặc biệt, tại Công ty Tư vấn tâm lý hạnh phúc Việt, bằng sự tận tâm, nhiệt huyết của mình, các chuyên gia sẽ giúp chị em đánh thức những mục tiêu, ước mơ, khát khao, nhiệt huyết bên trong mình để mỗi ngày đều tuyệt vời, có năng lượng tích cực để sẵn sàng đón nhận mọi điều trong tư thế bình an, mạnh mẽ và tích cực.

Vân Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]