Đưa kiến thức pháp luật đến học sinh
Những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong trường học luôn được ngành giáo dục huyện Ngọc Lặc xác định là nhiệm vụ trọng tâm và triển khai với nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả. Từ đó, không chỉ cung cấp kiến thức pháp luật cơ bản, kỹ năng xử lý tình huống mà còn hình thành nên thói quen chủ động học tập, tìm hiểu pháp luật trong mỗi học sinh.
Những phiên tòa giả định giúp học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Ngọc Lặc có thêm kiến thức về pháp luật.
Thiết thực, hiệu quả
Hội thi tìm hiểu pháp luật do Ban Dân tộc tỉnh, UBND huyện Ngọc Lặc phối hợp tổ chức vừa qua tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Ngọc Lặc đã thu hút các thầy, cô giáo và đông đảo phụ huynh, học sinh tham gia. Không khí của hội thi đã trở nên sôi nổi, hấp dẫn ngay từ đầu cuộc thi khi 4 đội thi với các tên gọi các loài hoa (hoa Ban, hoa Hồng, hoa Mai, hoa Sen) đại diện cho các khối lớp lần lượt thể hiện các phần thi với màn chào hỏi; hỏi – đáp tìm hiểu kiến thức pháp luật, trình diễn tiểu phẩm vô cùng sôi nổi.
Nhiều kiến thức pháp luật thiết thực với các em học sinh vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được các đội tuyên truyền khéo léo thông qua tiểu phẩm, như: hệ lụy của nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; các nội dung về phòng, chống ma túy, bạo lực học đường, an toàn giao thông... Em Trịnh Hải Yến, học sinh lớp 6A, cho biết: “Việc tổ chức dưới dạng tiểu phẩm và hỏi – đáp tìm hiểu kiến thức pháp luật, giúp cho em tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích, nâng cao hiểu biết về pháp luật. Từ đó giúp em xây dựng được lối sống đúng đắn, góp phần xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn”.
Cùng với hình thức sân khấu hóa, những năm qua Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Ngọc Lặc còn phối hợp với Tòa án Nhân dân huyện, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện tổ chức các phiên tòa giả định tại trường, qua đó giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh cũng như mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, nhà trường cũng kết hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với các hoạt động về văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc...
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác PBGDPL trong nhà trường, những năm qua Trường THCS Minh Sơn cũng thường xuyên phối hợp với địa phương và cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền pháp luật về Luật Giao thông đường bộ; phòng tránh tác hại của ma túy trong học đường, các kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng ngừa tai nạn thương tích. Bên cạnh đó, nhà trường cũng phát động cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Công ty Honda Việt Nam phối hợp tổ chức đã thu hút đông đảo học sinh tham gia...
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
Để triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục trong trường học, ngay từ đầu năm học, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc Lặc đã chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, PBGDPL trong học sinh với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng. Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc Lặc Phạm Tuấn Quảng, cho biết: Căn cứ vào kế hoạch của phòng giáo dục và đào tạo, các trường đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều hình thức tuyên truyền, pháp luật theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động trong các buổi chào cờ đầu tuần, các hoạt động giáo dục ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp, thi tìm hiểu pháp luật. Nhiều trường còn tổ chức các phiên tòa lưu động, phiên tòa giả định, cấp phát các tờ rơi, tờ gấp, các tài liệu pháp luật; xây dựng và tổ chức hoạt động hiệu quả các câu lạc bộ pháp luật; các mô hình tuyên truyền pháp luật, như mô hình pháp luật học đường; tuổi trẻ với pháp luật...
Bên cạnh đó, phát huy vai trò của hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở để nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL cho cán bộ, viên chức và thanh, thiếu niên tại các đơn vị. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL; hướng dẫn, giáo dục cho thanh thiếu niên – học sinh sử dụng mạng xã hội chuẩn mực, văn minh; phối hợp xử lý các hoạt động, dịch vụ, trò chơi trực tuyến thiếu lành mạnh, bạo lực gây tác động xấu đến thanh niên theo quy định của pháp luật. Đồng thời, kết hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với các hoạt động về văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong các cơ sở giáo dục.
Nhờ đa dạng hóa hình thức, nội dung tuyên truyền đã góp phần định hướng tư tưởng, lối sống cho học sinh trên địa bàn huyện, từ đó góp phần giúp các em học sinh nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, giảm thiểu những hành vi vi phạm, lệch chuẩn ở lứa tuổi vị thành niên và ngăn ngừa tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường.
Bài và ảnh: Trung Hiếu
{name} - {time}
-
2025-01-14 12:11:00
Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở bậc học mầm non
-
2025-01-10 15:05:00
Bộ GD&ĐT cấm thi tuyển lớp 6 từ năm 2025: Xét tuyển dựa trên tiêu chí nào?
-
2024-12-11 08:29:00
Quy định mới khi công nhận trường đạt chuẩn quốc gia
Đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo
Cần có sự phân loại đạo đức theo từng bậc học
Loay hoay chờ “chốt” phương án thi vào lớp 10 năm 2025
Giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa trong trường học
Chông chênh sự học bên bờ sông Mã
Xã hội hóa kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên
Nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính cho học sinh miền núi
Trường THCS thị trấn Bến Sung - điểm sáng của ngành giáo dục Như Thanh
Vì tương lai trẻ em vùng cao