(vhds.baothanhhoa.vn) - Trung tâm mượn, thuê địa điểm, diện tích phòng học chật hẹp, hồ sơ cấp phép thiếu sót, tự ý thành lập và tổ chức dạy học trái quy định pháp luật... Đó là những điều thường thấy tại các Trung tâm ngoại ngữ - Tin học xuất hiện ngày một nhiều trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bát nháo Trung tâm ngoại ngữ, tin học

Trung tâm mượn, thuê địa điểm, diện tích phòng học chật hẹp, hồ sơ cấp phép thiếu sót, tự ý thành lập và tổ chức dạy học trái quy định pháp luật... Đó là những điều thường thấy tại các Trung tâm ngoại ngữ - Tin học xuất hiện ngày một nhiều trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có gần 60 trung tâm (Trung tâm ngoại ngữ, Trung tâm ngoại ngữ - Tin học), trong đó có 53 Trung tâm ngoại ngữ tư thục, 3 Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tư thục. Hầu hết, các trung tâm này được thành lập, hoạt động theo Thông tư số 03 năm 2011 của Bộ GD&ĐT.

TP Thanh Hóa hiện có 36 Trung tâm (33 TT Ngoại ngữ, 3 TT Ngoại ngữ - Tin học); Hà Trung có5 TT Ngoại ngữ; TX Bỉm Sơn có 3 TT Ngoại ngữ và Tin học...

Không chỉ nhanh về quy mô, các trung tâm này còn đa dạng các hình thức đào tạo, từ ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng nghiệp vụ văn hóa, tư vấn du học, xuất khẩu lao động... Tuy nhiên, vừa qua đại diện phòng Thanh tra (Sở GD&ĐT), xác nhận, qua quá trình kiểm tra, phát hiện nhiều trung tâm bộc lộ không ít sai phạm.

Một lớp học tại Trung tâm Ngoại ngữ Khoa Nghĩa (Hà Bắc, Hà Trung).

Cụ thể, đầu năm đến nay, Thanh tra Sở GD&ĐT phát hiện, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Toàn cầu được thành lập và cấp phép tháng 12/2016 (468 Trần Phú, TP Thanh Hóa). Thực tế hồ sơ của 2 giáo viên là người nước ngoài còn thiếu, 1 sinh viên tham gia giảng dạy không đủ điều kiện. Trung tâm Ngoại ngữ Ocean.edu (đường Nguyễn Trãi, TP Thanh Hóa) có 1 cơ sở tại TP Sầm Sơn chưa được cấp phép hoạt động, hồ sơ giáo viên nước ngoài còn thiếu; Trung tâm Ngoại ngữ APlus ( P. Điện Biên, TP Thanh Hóa) tổ chức 3 nhóm trẻ chưa được cấp phép hoạt động; Trung tâm Ngoại ngữ Phương pháp mới (thành lập, hoạt động tháng 5/2016, P. Trường Thi, TP Thanh Hóa) địa điểm hoạt động thay đổi theo quyết định thành lập và hoạt động, không báo cáo Sở GD&ĐT; Trung tâm Ngoại ngữ Quốc tế Thành Đạt (TP Thanh Hóa) tổ chức 2 nhóm trẻ chưa được cấp phép hoạt động, 1 giáo viên không đủ hồ sơ và hợp đồng lao động; Trung tâm Ngoại ngữ Hương Lan (TK 3, thị trấn Hà Trung) phòng học, bàn ghế, trang thiết bị phòng học chưa đúng quy định; Trung tâm Anh ngữ Quốc tế Bigben (P. Điện Biên, TP Thanh Hóa) có 9 giáo viên và 1 giáo viên nước ngoài chưa đầy đủ hồ sơ theo quy định...

Tại thời điểm kiểm tra, lãnh đạo Sở GD&ĐT tiếp tục phát hiện 3 tổ chức, cá nhân tự ý mở Trung tâm hoạt động trái pháp luật: Trung tâm Ngoại ngữ thuộc CT GD&ĐT Tân Sinh (P. Đông Vệ, TP Thanh Hóa); Trung tâm ngoại ngữ APPLE (P. Ba Đình, TP Thanh Hóa); Trung tâm ngoại ngữ thuộc Công ty TNHH Giáo dục & Thương mại (P. Quảng Thành, TP Thanh Hóa)... Đoàn thanh tra đã lập biên bản, yêu cầu dừng hoạt động.

Thực tế, nhiều trung tâm hiện nay có trụ sở trên địa bàn nhưng chỉ là văn phòng đại diện để giao dịch, ký kết hợp đồng đào tạo, thông báo tuyển sinh, chiêu sinh, thi cấp chứng chỉ diễn ra tại nơi khác. Một số ít trung tâm cơ sở vật chất, hồ sơ pháp lý, đội ngũ giáo viên, đặc biệt giáo viên người nước ngoài còn thiếu, yếu...

Trước những bất cập, hạn chế tại các Trung tâm ngoại ngữ, tin học, lãnh đạo Sở GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra, rà soát, phối hợp chặt chẽ các huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý, đề nghị đình chỉ hoạt động các Trung tâm ngoại ngữ hoạt động không hiệu quả; khuyến cáo người học nên tỉnh táo, tìm hiểu kỹ thông tin trung tâm mình đăng ký học...

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]