(vhds.baothanhhoa.vn) - Phụ cấp thâm niên nhà giáo là khoản phụ cấp dành cho những người công tác lâu năm trong ngành. Khoản phụ cấp này có ý nghĩa khích lệ, khuyến khích họ gắn bó lâu dài với nghề. Tuy nhiên, thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024 tới đây (theo Nghị quyết 27/2018 của Trung ương khóa 12) thì lương giáo viên sẽ tăng hơn ngành khác, lương giáo viên lâu năm sẽ cao hơn lương giáo viên mới tuyển dụng nhưng đồng thời phụ cấp thâm niên nhà giáo sẽ bãi bỏ. Cải cách tiền lương, bên cạnh những mừng vui, vẫn còn đó nỗi chạnh lòng của các nhà giáo có thâm niên.

Người trong nghề nghĩ về bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo

Phụ cấp thâm niên nhà giáo là khoản phụ cấp dành cho những người công tác lâu năm trong ngành. Khoản phụ cấp này có ý nghĩa khích lệ, khuyến khích họ gắn bó lâu dài với nghề. Tuy nhiên, thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024 tới đây (theo Nghị quyết 27/2018 của Trung ương khóa 12) thì lương giáo viên sẽ tăng hơn ngành khác, lương giáo viên lâu năm sẽ cao hơn lương giáo viên mới tuyển dụng nhưng đồng thời phụ cấp thâm niên nhà giáo sẽ bãi bỏ. Cải cách tiền lương, bên cạnh những mừng vui, vẫn còn đó nỗi chạnh lòng của các nhà giáo có thâm niên.

Thầy giáo Nguyễn Văn Lâm, Phó hiệu trưởng Trường THPT Triệu Sơn 1 (Triệu Sơn)

Người trong nghề nghĩ về bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo

Theo quy định, nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%. Như tôi năm nay là năm thứ 35 công tác trong nghề thì tôi đã được phụ cấp thâm niên là 33 năm tương đương 33%. Theo Luật Giáo dục tới đây, nếu phụ cấp thâm niên bãi bỏ thì dẫn tới băn khoăn cho nhà giáo lớn tuổi và chuẩn bị về hưu khi họ đã cống hiến mấy chục năm cho sự nghiệp giáo dục. Thực tế, giáo viên rất muốn có phụ cấp thâm niên, phụ cấp này gắn liền với giáo viên suốt cả một quá trình công tác ngay cả lúc về hưu, vừa bảo đảm quyền lợi, vừa bảo đảm sự cống hiến đối với ngành. Nếu bỏ phụ cấp thâm niên thì nên thay thế vào đó là các phụ cấp khác tương đương để tất cả những người làm việc trong ngành giáo dục đều được hưởng, còn phụ cấp thâm niên hiện nay chỉ những giáo viên trực tiếp đứng lớp mới được hưởng.

Cô giáo Trần Thị Hiền, giáo viên môn Ngữ văn,Trường THCS Thành Tiến (Thạch Thành)

Người trong nghề nghĩ về bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo

Mới đầu, khi nghe bãi bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo, tôi và nhiều đồng nghiệp trong trường cũng ngỡ ngàng. Tôi công tác trong ngành đã 26 năm, thú thật khi đón nhận thông tin này, bản thân có những băn khoăn. Bởi phụ cấp thâm niên nhà giáo đó như một sự khẳng định vị trí, là sự gắn bó của giáo viên đối với ngành giáo dục. Vẫn biết, khoản phụ cấp ấy tuy không nhiều nhưng đó cũng là động lực để chúng tôi cống hiến, tâm huyết hơn với nghề.

Sau khi tìm hiểu thì được biết, bỏ phụ cấp thâm niên nhưng việc trả lương mới sẽ tính theo vị trí việc làm và theo chuyên môn. Mức lương đấy, tôi nghĩ vẫn có thể bảo đảm được nhu cầu và nguyện vọng của nhà giáo. Cách tính này sẽ tạo sự cân bằng giữa giáo viên trẻ và giáo viên đã có thâm niên. Với những nhà giáo dạy lâu năm như tôi, nếu cắt thâm niên nhà giáo và thực hiện cải cách tiền lương thì lương vẫn có thể bảo đảm theo mức lương cũ trở lên. Với cải cách tiền lương thì một phần sẽ thu hút được giáo viên trẻ ra trường cống hiến và các bạn học sinh sẽ có khát vọng vào nghề sư phạm nhiều hơn. Nói buồn cũng không đúng bởi đây là cải cách của Nhà nước làm sao bảo đảm nhu cầu cuộc sống của giáo viên. Giáo viên vẫn có thể bảo đảm tiền lương như thế và vẫn tiếp tục yên tâm công tác, cống hiến...

Cô giáo Lê Thị Xuân, giáo viên Trường Tiểu học Bình Minh (thị xã Nghi Sơn)

Người trong nghề nghĩ về bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo

Tôi tốt nghiệp THSP năm 1989, dạy tập sự đến năm 1992 mới là biên chế chính thức của ngành. Tôi vừa đi dạy, vừa tham gia những khóa học để từng bước đáp ứng các yêu cầu về chuẩn hóa trình độ và yêu cầu công việc. Từ những năm tháng khó khăn nhất, khi giáo viên phải vận động học sinh đi học, dạy xóa mù chữ buổi tối, bản thân phải ở trọ nhà dân. Ở thời điểm đó, tôi với đồng lương vô cùng ít ỏi phải chi tiêu thật tằn tiện mới trang trải được cuộc sống. Đến nay, tôi cũng đã cống hiến cho nghề giáo 35 năm, được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo 31%, mỗi năm tăng 1%, bắt đầu hưởng từ năm 2011. Phụ cấp thâm niên không cao nhưng là đó là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục, là sự khuyến khích, động viên rất có ý nghĩa đối với những nhà giáo công tác lâu năm như tôi. Tôi và những đồng nghiệp cao tuổi trong nhà trường luôn động viên nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiệt huyết với nghề.

Theo Dự thảo chính sách cải cách tiền lương thực hiện từ 1/7/2024, bên cạnh những chính sách mới thì một số chính sách hiện hành sẽ bãi bỏ, trong đó có phụ cấp thâm niên nhà giáo. Chúng tôi biết, sự tiếp cận phương pháp, kỹ thuật dạy học mới có thể sẽ không theo kịp những người trẻ. Đối với những công việc cần “hiện đại hóa, công nghiệp hóa” khác, sự đổi mới của lực lượng lao động trẻ luôn cần thiết nhưng đối với nghề dạy học, nghề được tôn vinh là “kỹ sư tâm hồn” thì kinh nghiệm và những kỹ năng sư phạm luôn có giá trị riêng của nó. Trước thông tin “cắt” phụ cấp thâm niên nhà giáo, chúng tôi, những giáo viên công tác trong ngành lâu năm thấy chạnh lòng, cảm giác như những kinh nghiệm nghề giáo bao nhiêu năm tích lũy không còn giá trị nhiều nữa, cũng không được ai ghi nhận về những năm tháng đã miệt mài cống hiến. Chúng tôi càng nghĩ nhiều hơn về ngày mình được nghỉ hưu hơn là có động lực để làm việc mỗi ngày. Mong các cấp có thẩm quyền quan tâm xem xét về chế độ thâm niên nhà giáo.

Đối với giáo viên, khi thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024 sẽ có cơ cấu tiền lương mới gồm:

Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).

Đồng thời, bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề nghiệp (trừ quân đội, công an, cơ yếu) để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức.

Vi An (ghi)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]