(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Việc dừng ký hợp đồng không những khiến 137 giáo viên, nhân viên hợp đồng trên địa bàn huyện Cẩm Thủy “thất nghiệp” trong năm học mới 2016 - 2017 mà còn khiến nhiều trường học rơi vào cảnh “ngồi trên đống lửa” do không bố trí được giáo viên đứng lớp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cẩm Thủy: Nhiều khó khăn sau dừng ký hợp đồng lao động với giáo viên

(VH&ĐS) Việc dừng ký hợp đồng không những khiến 137 giáo viên, nhân viên hợp đồng trên địa bàn huyện Cẩm Thủy “thất nghiệp” trong năm học mới 2016 - 2017 mà còn khiến nhiều trường học rơi vào cảnh “ngồi trên đống lửa” do không bố trí được giáo viên đứng lớp.

Nhiều trường khó khăn

Có mặt tại Trường THCS Cẩm Giang, xã Cẩm Giang - cô giáo Trịnh Thị Diệp, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Bước vào năm học 2016 - 2017, nhà trường có 5 giáo viên, nhân viên hợp đồng dạy các môn Văn, Tiếng Anh, Giáo dục công dân, Tin học và Thiết bị thư viện không được huyện ký tiếp hợp đồng. Việc dừng ký hợp đồng lao động đối với những giáo viên dạy các môn này đã kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của nhà trường.

Thiếu giáo viên, Trường TH Cẩm Phong phải đóng cửa phòng học Tin học.

Đầu tiên là việc một số môn học do giáo viên hợp đồng đảm nhiệm chẳng hạn môn Tiếng Anh, Tin học không thể tìm được giáo viên dạy thay thế nên phải bỏ môn học giữa chừng. Đây là thiệt thòi lớn, đang khiến nhiều phụ huynh lo lắng khi môn Tiếng Anh được xếp là môn học bắt buộc trong các kỳ thi.

Bên cạnh đó, khi giáo viên hợp đồng nghỉ dạy, nhà trường phải điều chỉnh, tăng số tiết cho mỗi giáo viên còn lạitừ 1-4 tiết/ tuần (chưa kể số tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp). Việc điều chỉnh tăng số tiết tối đa khiến họ không còn thời gian để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn chứ chưa nói đến còn rất nhiều cuộc thi do ngành, địa phương tổ chức”.

Liên Trường THCS và TH Cẩm Tâm có tới 9 giáo viên, nhân viên dừng ký tiếp hợp đồng lao động. Thầy giáo Lương Quang Vinh - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trong số 9 giáo viên, nhân viên hợp đồng dừng ký trong năm học mới này, bậc THCScó 2 giáo viên dạy các môn giáo dục thể chất và Tiếng Anh, còn lại là giáo viên dạy văn hóa ở bậc tiểu học.

Theo Thông báo số 70, ngày 1/9/2016 của Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy thì 137 giáo viên, nhân viên hợp đồng trên địa bàn huyện thuộc cơ sở giáo dục: Trung tâm Dạy nghề, Trung tâm GDTX và các trường thuộc khối THCS, TH sẽ không được huyện ký tiếp hợp đồng lao động kể từ ngày 1/9.

Theo thầy Vinh, khi huyện dừng ký hợp đồng đối với số giáo viên này, nhà trường như “ngồi trên đống lửa”vì không biết sẽ khắc phục bằng cách nào khi khối tiểu học có 10 lớp nhưng hiện tại chỉ còn 6 giáo viên đứng lớp? Nhiều phương án được đưa ra trong đó phương án ghép lớp là khả thi hơn cả. Được huyện đồng ý, 2 lớp của khối 4 và 2 lớp của khối 5 được ghép lại mỗi khối thành 1 lớp với sĩ số học sinh của mỗi lớp từ 37-40 em. Mặc dù, số lượng học sinh mỗi lớp tăng so với quy định tại Thông tư 35 của Bộ GD&ĐT, songbằng cách này, khối tiểu học cơ bản tạm ổn.

Tuy nhiên, theo thầy Vinh khối THCS hiện đang phải bỏ trống 2 môn học Tiếng Anh và Giáo dục thể chất vì không có ai thay thế dạy được các môn này.

Nỗi niềm của những người trong cuộc

Thầy Nguyễn Văn Quân, giáo viên dạy môn Thể dục thể chất Trường THCS và TH Cẩm Tâm, xã Cẩm Tâm trần tình: Nhận được thông báo dừng ký hợp đồng của huyện, tôi hụt hẫng, buồn, chán và thất vọng. Sau 10 năm gắn bó với trường tôi hy vọng sẽ gắn bó cả đời với nghề để đem những kiến thức mà mình có truyền thụ lại cho các thế hệ học sinh. Nay huyện dừng ký hợp đồng, không biết tôi có tìm được nghề để kiếm sống khi mà tuổi đã nhiều? Vì vậy, tôi rất mong huyện Cẩm Thủy sớm có hướng giải quyết để những giáo viên hợp đồng như chúng tôi không phải lo lắng tìm việc đúng ngành học trong thời buổi khó khăn này.

Thầy Đỗ Mạnh Hùng, giáo viên dạy môn Sinh học của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện cho biết: Tốt nghiệp Khoa Sinh - Trường Đại học Sư phạm Vinh năm 2006, xin được về dạy tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên với đúng ngành nghề mình đào tạo. 10 năm gắn bó với nghề chỉ với mức lương được nhận vài trăm ngàn đồng khi còn đang là hợp đồng của trường.

Đến năm 2009, được huyện ký hợp đồng, mức lương tăng lên hơn 2 triệu đồng của hệ số 2,34 và được hưởng mức lương này từ đó đến nay, tôi vẫn chấp nhận, miễn sao được đem kiến thức mà mình đã được học truyền thụ cho các em.

Không riêng thầy Quân, thầy Hùng mà 137 giáo viên, nhân viên hợp đồngcho đến những cán bộ trong Ban Giám hiệu nhà trường có giáo viên nằm trong diện theo Thông báo của Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy đều có chung tâm trạng và mong muốn huyện sớm tìm ra cách giải quyết để những giáo viên tạm dừng ký hợp đồng sớm được ký lại để họ có cơ hội được đứng trên bục giảng và các trường không phải bỏ môn vì thiếu giáo viên.

Nói về nguyện vọng của những giáo viên mong muốn được tiếp tục đứng trên bục giảng, sáng 9/9 ông Phạm Viết Hoài - Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy cho biết, huyện cũng không có quyền trong việc tuyển dụng. Việc tỉnh có tuyển dụng lại số giáo viên này hay không và tuyển dụng như thế nào huyện cũng chưa có quy chế hướng dẫn mà phải chờ chủ trương của tỉnh.

Minh Xuyên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]