(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Việc cắt hợp đồng lao động đối với gần 400 giáo viên ở huyện Vĩnh Lộc là thực hiện theo Kế hoạch số 14 của Tỉnh ủy và Công văn UBND tỉnh về việc không ký lại hợp đồng đối với những đối tượng đã hết hạn. Tuy nhiên, việc cắt hợp đồng đột ngột như vậy sẽ gây khó khăn và hoang mang cho các giáo viên, đồng thời cũng sẽ “khủng hoảng” về số lượng giáo viên trước thềm năm học.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cắt hợp đồng 376 giáo viên: Có gây “khủng hoảng” trước thềm năm học mới?

(VH&ĐS) Việc cắt hợp đồng lao động đối với gần 400 giáo viên ở huyện Vĩnh Lộc là thực hiện theo Kế hoạch số 14 của Tỉnh ủy và Công văn UBND tỉnh về việc không ký lại hợp đồng đối với những đối tượng đã hết hạn. Tuy nhiên, việc cắt hợp đồng đột ngột như vậy sẽ gây khó khăn và hoang mang cho các giáo viên, đồng thời cũng sẽ “khủng hoảng” về số lượng giáo viên trước thềm năm học.

Thực hiện theo chủ trương chung

Liên quan tới việc trên, trao đổi với chúng tôi, ông Lê Huy Thanh, Chánh văn phòng, kiêm người phát ngôn UBND huyện Vĩnh Lộc cho biết, huyện thực hiện theo đúng Kế hoạch số 14 của Tỉnh ủy và công văn của UBND tỉnh về việc không ký lại hợp đồng đối với những đối tượng đã hết hạn.

Trước đó, ngày 27/6/2016, UBND huyện Vĩnh Lộc có Công văn số 770/UBND-NV gửi Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc xin ý kiến hướng giải quyết số hợp đồng lao động tại cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc trong việc thực hiện Kế hoạch số 14-KH/TU ngày 07/04/2016 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về tinh giảm biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, UBND huyện Vĩnh Lộc đã tiến hành rà soát số lượng lao động hợp đồng, tính đến ngày 20/6/2016 có: 419 người. Trong đó, có 376 trường hợp là giáo viên, nhân viên hợp đồng trong các trường học (Khối mầm non: 153 người, khối tiểu học: 92 người, khối THCS: 128 người và Trung tâm GDTX: 3 giáo viên).

Tiếp đó, ngày 28/6/2016, UBND huyện Vĩnh Lộc đã ra Thông báo số 98/TB-UBND về việc không ký lại hợp đồng lao động đối với các trường hợp hết hạn hợp đồng lao động nói trên.

Gần 400 giáo viên hợp đồng có nguy cơ thất nghiệp.

“Khủng hoảng” trước thềm năm học

Nhiều câu hỏi đặt ra: Có phải các giáo viên nói trên bị cắt hợp đồng là do không thực hiện tốt nhiệm vụ; trình độ chuyên môn kém; hay đóng góp cho sự nghiệp giáo dục chưa được nhiều?... Lý giải về điều này, Chánh văn phòng UBND huyện Lê Huy Thanh phủ nhận ngay. Ông Thanh cho rằng, đóng góp của những giáo viên hợp đồng làm rất tốt, thậm chí tốt hơn cả những giáo viên định biên.

Ông Thanh cho biết thêm, hiện Huyện ủy và UBND huyện Vĩnh Lộc đã giao cho các ngành liên quan có cơ chế hỗ trợ theo đúng quy định của Nhà nước đối với giáo viên bị chấm dứt hợp đồng lao đồng.

Theo khảo sát của chúng tôi, việc hàng loạt giáo viên bị cắt hợp đồng không chỉ gây hoang mang, lo lắng cho cuộc sống của họ, mà ngay kể cả hiệu trưởng của một số trường cũng rơi vào cảnh lo lắng “khủng hoảng” giáo viên trước thềm năm học mới.

Theo đó, tại Trường MN thị trấn Vĩnh Lộc có 28 cán bộ, giáo viên và nhân viên hành chính. Tuy nhiên, theo báo cáo của hiệu trưởng thì nhà trường có 10 giáo viên, nhân viên hợp đồng. Những giáo viên, nhân viên trong diện hợp đồng được đánh giá là có trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Sau khi không ký tiếp hợp đồng lao động, hiện nhà trường chỉ còn lại 18 cán bộ, giáo viên không đáp ứng được nhu cầu dạy học của nhà trường khi năm học mới sắp bắt đầu. Nhiều trường học trên địa bàn cũng rơi vào cảnh tương tự.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trịnh Xuân Cảnh, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết, hiện các huyện vẫn đang thực hiện rà soát lại toàn bộ cán bộ hợp đồng theo công văn chỉ đạo của UBND tỉnh, sau khi các huyện rà soát xong, việc xử lý như thế nào là do tỉnh chỉ đạo.

Công văn hỏa tốc

Liên quan tới việc trên, ngày 6/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền đã ký và ban hành Công văn hỏa tốc số 7265/UBND-THKH gửi Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT và Sở Tài chính.

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở GD&ĐT, Sở Tài chính và các ngành, đơn vị liên quan, trên cơ sở kết quả rà soát, kiểm tra thực tế việc thực hiện Quyết định 3678 ngày 8/11/2011 và Quyết định 1378 ngày 16/4/2016 của UBND tỉnh và căn cứ quy mô trường lớp học, số lượng học sinh, nhu cầu giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên hành chính của từng cấp học từ mầm non đến THPT trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó là đánh giá thực trạng vừa thừa vừa thiếu giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên hành chính (bao gồm cả biên chế và lao động hợp đồng) đối với từng cấp học. Sau khi đánh giá thực trạng, cần làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và trách nhiệm cụ thể của tập thể, cá nhân của từng đơn vị, địa phương có liên quan đến việc tuyển dụng và hợp đồng lao động trái quy định kể từ khi Quyết định 3678 có hiệu lực thi hành.

Để giải quyết dứt điểm tình trạng giáo viên dôi dư theo lộ trình từng năm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương, các ngành và đơn vị liên quan đề xuất giải pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả (bao gồm cơ chế chính sách nếu cần thiết). Báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh chậm nhất vào ngày 10/7.

Ngọc Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]